Điều dưỡng hộ sinh là người đảm nhiệm công việc chăm sóc sức khỏe của sản phụ, bao gồm việc tư vấn trước sinh cho thai phụ, từ lúc sản phụ bắt đầu nhập viện thực hiện quá trình sinh nở cho đến lúc họ có thể hồi phục sức khỏe sau sinh và xuất viện.
Nữ hộ sinh có vai trò lớn trong việc hướng dẫn, đón tiếp người bệnh đến khám điều trị và chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện và các cơ sở y tế.
– Chuẩn bị các công đoạn đỡ đẻ, chuẩn bị để thăm khám thai, các công cụ dụng cụ bổ trợ, theo dõi khi sản phụ chuyển dạ…
– Thực hiện chuẩn bị, chính xác y lệnh của bác sĩ điều trị. Thường xuyên theo dõi tình trạng của sản phụ và trẻ sơ sinh, kịp thời báo cáo các sĩ điều trị khi có diễn biến bất thường xảy ra…

– Có thể nói ngành Nữ hộ sinh được đóng vai trò không thể thiếu trong công tác chăm sóc, theo dõi, điều trị trong bệnh viện và là cánh tay hỗ trợ đắc lực cho đội ngũ bác sĩ điều trị.
1. Tuyển sinh liên thông đại học ngành điều dưỡng nữ hộ sinh tại Đắk Lắk năm 2019
Đối tượng tuyển sinh
- Học sinh đã tốt nghiệp trung cấp Nữ hộ sinh, Trung cấp điều dưỡng và có bằng tốt nghiệp THPT
- Tuyển sinh trên cả nước, không phân biệt dân tộc, tôn giáo.
- Không vi phạm pháp luật, có lý lịch trong sạch, không trong thời gian cải tạo, giáo dưỡng
- Nghiêm túc chấp hành đúng nội quy, quy định của nhà trường
Hình thức tuyển sinh của trường
- Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu quy định chung của nhà trường
- Bằng tốt nghiệp Đại học, bảng điểm phô tô công chứng đối với thí sinh đăng ký học Đại học liên kết hệ Văn bằng 2;
- Bằng tốt nghiệp, bảng điểm trung cấp, cao đẳng đối với thí sinh đăng ký học Đại học liên kết hệ liên thông;
- Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước phô tô công chứng
- Bản sao giấy khai sinh
- 2 ảnh 4×6 ghi rõ thông tin họ tên, điện thoại, địa chỉ mặt sau ảnh.
Thời gian đào tạo
Liên thông Đại học chuyên ngành Điều Dưỡng Hộ sinh với thời gian học là 3 năm cho các các bạn đã tốt nghiệp Trung cấp, học 2 năm đối với các bạn đã tốt nghiệp đại hoc, cao đẳng, và thời gian học là 4,5 năm cho các bạn đã tốt nghiệp THPT. Thời lượng giữa học thực hành và lý thuyết được nhà trường sắp xếp phù hợp với chương trình đào tạo.
Ngoài ra, trường còn kết hợp với các trường Đại học uy tín nhằm tạo môi trường học tập tốt nhất tới cho các sinh viên.
Khi theo học ở đây sinh viên được tạo điều kiện thuận lợi nhất về mặt thời gian để cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập.
Chương tình liên thông đại học chuyên ngành điều dương hộ sinh tại Đắk Lắk nhằm đào tạo những người Hộ sinh có khả năng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ an toàn và hiệu quả cho phụ nữ và trẻ em dưới 5 tuổi.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN BẮT BUỘC
Kiến thức giáo dục đại cương | |||
1 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin | 7 | Sinh học và Di truyền |
2 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | 8 | Hóa học |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 9 | Vật lý đại cương và Lý sinh |
4 | Ngoại ngữ (Anh văn) I, II | 10 | Giáo dục thể chất |
5 | Tin học | 11 | Giáo dục Quốc phòng |
6 | Xác suất, Thống kê y học | ||
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | |||
Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành | |||
12 | Vi sinh – Ký sinh trùng | 20 | Dinh dưỡng – Tiết chế |
13 | Giải phẫu – Sinh lý | 21 | Sức khỏe và hành vi con người |
15 | Sinh lý bệnh | 22 | Pháp luật – Tổ chức y tế |
16 | Hoá sinh | 23 | Y đức |
17 | Dược lý | 24 | Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu |
18 | Dịch tễ và các bệnh truyền nhiễm | 25 | Giao tiếp, giáo dục sức khoẻ |
19 | Sức khoẻ – Môi trường và vệ sinh | 26 | Khống chế nhiễm khuẩn |
Kiến thức ngành và chuyên ngành | |||
27 | Giải phẫu – Sinh lý chuyên ngành | 34 | Chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi |
28 | Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học | 35 | Chăm sóc Hộ sinh nâng cao |
29 | Chăm sóc thai nghén | 36 | Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cộng đồng |
30 | Chăm sóc chuyển dạ và đẻ thường | 37 | Dân số – Kế hoạch hoá gia đình |
31 | Chăm sóc chuyển dạ và đẻ khó | 38 | Quản lý Hộ sinh |
32 | Chăm sóc sau đẻ | 39 | Thực hành nghiên cứu khoa học |
33 | Chăm sóc sơ sinh | 40 | Thực tế ngành |
Trong quá trình học, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và tâm huyết với nghề nghiệp, thực hành nghề nghiệp trong khuôn khổ quy định của luật pháp và các chính sách của Nhà nước, người Hộ sinh sẽ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em một cách toàn diện về thể chất, tâm, sinh lý và xã hội. Đồng thời, tự bản thân mỗi người Hộ sinh luôn có ý thức học hỏi, chủ động phát triển nghề nghiệp cho bản thân mình, đảm bảo thực hành chuyên môn an toàn, hiệu quả.
2. Cơ hội việc làm
Hiện nay nhân lực ngành nữ hộ sinh đang thực sự rất thiếu trong các cơ sở y tế, vì vậy cơ hội việc làm đang rất tốt
Các nữ hộ sinh có thể làm việc tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, các trung tâm y tế hoặc các phòng khám tư nhân chuyên khoa về sinh sản.

Tư vấn, giáo dục sức khoẻ, phòng bệnh, không chỉ cho người phụ nữ mà còn trong các gia đình và cộng đồng, chăm sóc liên quan đến sức khỏe sinh sản, khám phụ khoa hàng năm, kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc mãn kinh.
Tham gia vào nghiên cứu và quản lý, phát triển kiến thức cũng như kỹ năng tay nghề nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe.
Tại các thẩm mỹ viện cũng là một cơ hội không tồi cho các sinh viên
3. Hồ sơ đăng ký xét tuyển
Hồ sơ đăng ký học Liên thông Đại học NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG NỮ HỘ SINH tại Đắk Lắk của Trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên bao gồm các giấy tờ sau:
- Phiếu đăng ký Tuyển sinh Liên thông Đại học Lâm sinh theo mẫu của Nhà trường
- Bằng tốt nghiệp và bảng điểm Trung cấp hoặc Cao đẳng phô tô công chứng;
- Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước phô tô công chứng
- Bản sao giấy khai sinh photo có xác nhận của chính quyền địa phương
- 2 ảnh 4×6 ghi rõ thông tin họ tên, điện thoại, địa chỉ mặt sau ảnh.
Sau khi hoàn thiện đầy đủ, thí sinh nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh Liên thông Đại học ngành điều dưỡng hộ sinh về địa chỉ:
Phòng tuyển sinh Trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên
Số 300 Hà Huy Tập, P. Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn giải đáp vui lòng liên hệ
– Hotline: 02628.551.557 (Phòng tuyển sinh) – 0984.004.045 (Cô Dung)
– Email: caodangbachkhoataynguyen@gmail.com
– Website: https://caodangbachkhoataynguyen.edu.vn/
– Facebook: www.facebook.com/truongcaodangbachkhoataynguyen/
https://credit-n.ru/zakony/fz-o-creditnih-istoriah/fz-j-ki-1.html