- Thuốc Meloxicam dùng để giảm đau, chống viêm sử dụng như thế nào?
- Thuốc Azithromycin là thuốc gì?
- Thuốc Stugeron là thuốc gì? Cách sử dụng ra sao?
Thuốc Ciprofloxacin thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm.
Dạng thuốc: dung dịch tiêm truyền, viên nén bao phim, dung dịch nhỏ mắt – nhỏ tai, thuốc mỡ tra mắt, viên nén, hỗn dịch.
Thành phần: Ciprofloxacin hydrochloride
1. Công dụng của thuốc Ciprofloxacin
Thuốc Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh bán tổng hợp. Đây là loại thuốc chuyên dùng để đặc trị những bệnh nhân nhiễm trùng, có thể kháng lại những loại vi khuẩn nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh tật.
Thuốc có thể ngăn cản sự sao chép chromosom khiến cho các vi khuẩn không sản sinh nhanh chóng được. Thuốc có tác dụng tốt với các vi khuẩn kháng lại kháng sinh thuộc các nhóm khác như: aminoglycosid, cephalosporin, tetracyclin… và là một trong những thuốc có tác dụng mạnh nhất trong nhóm fluoroquinolon.
Thuốc còn dùng để điều trị nhỏ tai hoặc nhỏ mắt cho các trường hợp
- Thuốc có tác dụng trong việc điều trị bệnh viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm tai có mủ mãn tính, phòng ngừa phẫu thuật xương chùm và sau phẫu thuật.
- Các bệnh về mắt: Viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm kết mạc bờ mi, viêm tuyến mi (Meibomius) cấp loét giác mạc, viêm bờ mi, và viêm túi lệ gây bởi những chủng vi khuẩn nhạy cảm với ciprofloxacin. Bên cạnh đó thuốc còn được dùng để phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt sau khi ghép giác mạc, kết mạc, mổ mắt, phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến Neisseria gonorrhoeae hoặc Chlamydia trachomatis.
Ngoài ra thuốc cũng được chỉ định dùng trong các trường hợp
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa.
- Các bệnh về nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh lậu.
- Nhiễm khuẩn ở xương và khớp.
- Nhiễm khuẩn ở da và mô mềm.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp.
2. Liều dùng và cách sử dụng
Liều dùng đối với người lớn
- Liều dùng dự phòng cho người bệnh than
Tổng thời gian điều trị (kết hợp tiêm tĩnh mạch và uống thuốc) là 60 ngày. Việc điều trị bắt đầu càng sớm càng tốt, điều trị ngay sau khi có nghi ngờ tiếp xúc hoặc đã xác định phơi nhiễm.
Thuốc uống: Uống 500mg/1 lần. Ngày 2 lần.
Tiêm tĩnh mạch: Dùng 400mg/1 lần. Ngày 2 lần.
- Liều dùng cho người bị nhiễm trùng huyết
Việc điều trị này lên kéo dài trong vòng 7 – 14 ngày, tùy theo mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
Tiêm tĩnh mạch: Dùng 400mg/ 1 lần. Ngày 2 lần.
- Liều dùng cho người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính
Điều trị trong vòng 7 -14 ngày.
Mức bệnh nhẹ, trung bình: Thuốc uống 500mg/ 1 lần. Ngày 2 lần. Tiêm tĩnh mạch dùng 400mg/ 1 lần mỗi 12 giờ.
Mức bệnh nặng: Thuốc uống 750mg/1 lần mỗi 12 giờ. Tiêm tĩnh mạch 400mg/ 1 lần mỗi 8 giờ.
- Thuốc Ciprofloxacin dạng nhỏ mắt, tai
Nhỏ mắt
Nhiễm khuẩn cấp tính: Khởi đầu nhỏ 1-2 giọt mỗi 15- 30 phút. Bạn hãy giảm dần số lần nhỏ mắt xuống nếu bệnh đã thuyên giảm..
Các trường hợp nhiễm khuẩn khác: Ngày nhỏ 2 – 6 lần. Mỗi lần nhỏ 1-2 giọt hoặc bạn cũng có thể nhỏ nhiều hơn nếu cần.
Bệnh đau mắt hột cấp và mãn tính: Mỗi ngày 2 giọt cho mỗi mắt, nhỏ 2 – 4/lần. Tiếp tục điều trị trong 1- 2 tháng hoặc lâu hơn.
Nhỏ tai
Khởi đầu mỗi 2 – 3 giờ, nhỏ 2- 3 giọt. Bạn hãy giảm dần số lần nhỏ khi bệnh đã thuyên giảm hoặc cũng có thể tăng số lần nếu bệnh chưa thuyên giảm.
Liều dùng đối với trẻ em
Liều dùng cho trẻ dự phòng bệnh than
Sử dụng liều dự phòng cho trẻ đã phơi nhiễm do hít phải trực khuẩn than Bacillus anthracis
- Uống: Uống 15 mg/kg. Ngày 2 lần (liều tối đa không vượt quá: 500 mg/liều).
- Tiêm tĩnh mạch: Mỗi 12 giờ Tiêm 10 mg/kg (liều tối đa không vượt quá: 400 mg/liều).
Việc điều trị nên bắt đầu càng sớm càng tốt, điều trị ngay sau khi có nghi ngờ tiếp xúc hoặc đã xác định phơi nhiễm. Tổng thời gian điều trị (kết hợp tiêm tĩnh mạch và thuốc uống) là 60 ngày.
Liều dùng cho trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn có biến chứng do khuẩn Escherichia coli:
Liều dùng cho trẻ từ 1-18 tuổi:
- Uống: 10-20 mg/kg. Ngày 2 lần (liều tối đa không vượt quá: 750 mg/liều).
- Tiêm tĩnh mạch: Mỗi 8 giờ 6-10 mg/kg. (liều tối đa không vượt quá: 400 mg/liều).
Thời gian để điều trị (kết hợp bao gồm cả tiêm tĩnh mạch và thuốc uống) là 10 – 21 ngày.
Đối với trẻ em, Ciprofloxacin không phải là thuốc được lựa chọn đầu tiên do tỷ lệ mắc các phản ứng phụ cao.
Cách sử dụng
Thuốc này thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Nếu uống thuốc lúc đói, hoạt chất có thể được hấp thụ nhanh hơn.
Bạn nên lắc đều chai thuốc trong 15 giây trước khi rót thuốc ra ngoài. Đo liều dùng cẩn thận để được liều lượng chính xác. Tránh không nhai các thành phần bên trong hỗn dịch thuốc.
Uống nhiều nước khi dùng thuốc này. Liều lượng và thời gian điều trị sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe.
Dùng thuốc cách ít nhất 2 giờ trước hoặc 6 giờ sau khi dùng các thuốc khác để tránh xảy ra tương tác thuốc.
Đối với Ciprofloxacin dạng tiêm hoặc truyền tĩnh mạch:
Cách dùng đường truyền tĩnh mạch khoảng 3o phút cho 100mg và 200g hay 60 phút cho 400mg.
Dung dịch truyền có thể dùng trực tiếp hay sau khi pha với các loại dịch truyền tĩnh mạch khác.
3. Tác dụng phụ
Thuốc Ciprofloxacin thường xảy ra các tác dụng phụ lên dạ dày, ruột, thần kinh trung ương và da. Các tác dụng phụ có những biểu hiện như sau
Ảnh hưởng lên đường tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi hoặc mất cảm giác ngon miệng.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, kích động, run rẩy. Biểu hiện hiếm gặp: liệt ngoại biên, vã mồ hôi, dáng đi không vững vàng, co giật, trạng thái lo âu, bị ác mộng, lú lẫn, trầm cảm, ảo giác, một số trường hợp có phản ứng tâm thân thậm chí tiến tới có hành vi gây hại cho bản thân.
Phản ứng trên những giác quan: Mất cảm giác về mùi vị, rối loạn thị lực, ù tai, rối loạn thính lực tạm thời, đặc biệt ở tần số cao.
Phản ứng quá mẫn cảm ở da: nổi ban, ngứa, sốt do thuốc.
4. Thận trọng khi sử dụng thuốc trong các trường hợp
- Có tiền sử bị đột quỵ – Sử dụng thận trọng. Có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn.
- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
- Người bệnh bị tiêu chảy.
- Tiền sử bị nhồi máu cơ tim.
- Bệnh tim (ví dụ, suy tim), tim đập chậm. Vấn đề về nhịp tim (ví dụ, hội chứng QT kéo dài), hoặc gia đình có tiền sử mắc chứng này.
- Hạ kali máu (nồng độ kali trong máu thấp), chưa được chữa trị.
- Hạ magie (nồng độ magie trong máu thấp), chưa được chữa trị.
- Bệnh gan, nặng hoặc bệnh nhân bị suy gan.
- Có tiền sử bị động kinh (co giật).
- Bệnh não (ví dụ như xơ cứng động mạch).
- Bệnh thận nghiêm trọng.
- Có tiền sử ghép nội tạng (ví dụ, tim, thận, hoặc phổi).
- Nhược cơ (nhược cơ nặng) – Không sử dụng ở bệnh nhân có tình trạng này.
- Có tiền sử mắc rối loạn về gân (ví dụ, viêm khớp dạng thấp) – Sử dụng thận trọng. Có thể làm cho các tác dụng phụ tồi tệ hơn.
Thông tin về thuốc Ciprofloxacin đã được giảng viên Cao đẳng Dược Đăk Lăk – Trường Cao Đẳng Bách Khoa Tây Nguyên chia sẻ một cách khá đầy đủ và chi tiết ở trên. Hy vọng sau bài biết các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về cách sử dụng, liều dùng, tác dụng phụ của thuốc Ciprofloxacin.
Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!