Thuốc Cimetidine thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa.

Dạng thuốc: Viên nén, viên nén bao phim, dung dịch tiêm.

Thành phần: Cimetidine.

1. Tác dụng của thuốc Cimetidine

Thuốc Cimetidine thuốc nhóm kháng sinh H2. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm giảm lượng axit trong dạ dày. Do đó thuốc có tác dụng điều trị loét dạ dày và ruột và cũng đồng thời ngăn ngừa tái phát sau khi đã khỏi bệnh.

Bên cạnh đó thuốc làm giảm các dấu hiệu như ợ hơi, ợ nóng, ho dai dẳng, khó ngủ… do axit trong đồ ăn và đồ uống tạo ra.

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Cimetidine

Cách sử dụng

  • Thuốc uống kèm hoặc có thể không kèm với thức ăn nhưng hãy uống thuốc với cốc nước đầy.
  • Thời gian sử dụng cần cách thuốc Cimetidine ít nhất 1 giờ nếu như bạn đang sử dụng các thuốc kháng axit để giảm đau dạ dày.
  • Sử dụng thuốc đều đặn, thường xuyên hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất.
  • Các loại kháng sinh nói chung và thuốc Cimetidine nói riêng đều phát huy tác dụng tốt nhất nếu bạn sử dụng vào cùng một thời điểm trong ngày. Và như vậy cũng tránh tình trạng bạn có thể quên liều.
  • Hãy thông báo cho những người có năng lực chuyên môn biết nếu như bạn sử dụng thuốc Cimetidine trong 14 ngày mà tình trạng bệnh không được thuyên giảm hoặc có các triệu chứng xấu hơn.
Liều lượng sử dụng của thuốc Cimetidine như thế nào?

Liều lượng tham khảo

Đối với người lớn

Liều dùng cho người bị loét tá tràng

  • Đường tiêm: tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp thì nên giữ khoảng cách giữa các liều dùng từ 6 – 8 giờ mỗi ngày.  
  • Đường uống: Sử dụng thuốc Cimetidine trước khi đi ngủ và dùng uống 800mg – 1600mg. Ngoài ra, thuốc có thể dùng 4 lần trong bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ và không dùng quá 300mg/lần uống hoặc nếu bạn dùng 400mg/ngày thì bạn sử dụng khoảng 2 lần/ngày. 

Liều dùng để dự phòng loét tá tràng

  • Đường tiêm: tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp  thì nên giữ khoảng cách giữa các liều dùng từ 6 – 8 giờ mỗi ngày và với liều lượng 300mg, dùng 1 – 2 lần/ngày.
  • Đường uống: Dùng uống 400mg/ngày và nên sử dụng trước khi đi ngủ.

Liều dùng điều trị viêm thực quản bào mòn

  • Đường tiêm: tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp thì nên giữ khoảng cách giữa các liều dùng từ 6 – 8 giờ mỗi ngày và tiêm với liều lượng 300mg/ngày. Ngoài ra, có thể truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 50 mg/giờ, kèm với tăng tốc độ mỗi khoảng 25mg/giờ cho đến tốc độ tối đa 100mg/giờ (2,4 g/ngày).
  • Đường uống: Dùng uống 400mg/ngày và từ 1- 2 lần và nên sử dụng trước khi đi ngủ..

Liều dùng dự phòng loét dạ dày do căng thẳng

  • Đường tiêm: tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp thì nên giữ khoảng cách giữa các liều dùng từ 6 – 8 giờ mỗi ngày và tiêm với liều lượng 300mg/ngày.

Liều dùng cho người xuất huyết đường tiêu hóa trên

  • Truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 50 mg/giờ trước khi tiêm tĩnh mạch bolus 150mg. Liều dùng tối đa hàng ngày không vượt quá 2,4 g.

Liều dùng cho người bị loét dạ dày

  • Đường tiêm: tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp thì nên giữ khoảng cách giữa các liều dùng từ 6 – 8 giờ mỗi ngày
  • Đường uống: uống 800mg mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, hoặc 300mg mỗi ngày bốn lần.

Liều dùng cho người mắc trào ngược dạ dày thực quản

  • Đường tiêm: tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp 300mg mỗi 6 giờ. Ngoài ra, có thể truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 50mg/giờ. Liều tối đa hàng ngày không nên vượt quá 2,4g.
  • Đường uống: Dùng uống 400mg/ngày sử dụng 2 lần hoặc dùng uống 800mg/ngày thì sử dụng với 1 lần duy nhất .

Liều dùng cho người mắc các chứng khó tiêu

  • Trường hợp này cần sử dụng thuốc trước khi ăn 30 phút, và uống với 200mg. Lưu ý không sử dụng quá 3 lần trong 1 ngày.

Liều dùng cho trẻ em

Liều dùng cho trẻ bị trào ngược thực quản

  • Trẻ sơ sinh: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp theo trọng lượng của cơ thể, dùng 5 – 10mg/kg/ngày, khoảng cách giữa các liều tiêm từ 8 đến 12 giờ.
  • Trẻ nhỏ: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp theo trọng lượng của cơ thể, dùng 10 – 20 mg/kg/ngày, khoảng cách giữa các liều tiêm từ 8 đến 12 giờ.
  • Trẻ em: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp theo trọng lượng của cơ thể, dùng 20 – 40 mg/kg/ngày, khoảng cách giữa các liều tiêm từ 8 đến 12 giờ.

Liều dùng khi trẻ bị khó tiêu

  • Trẻ lớn hơn hoặc bằng 12 tuổi: dùng uống 200mg cho hai lần mỗi ngày.

3. Tác dụng phụ của thuốc Cimetidine

Những tác dụng phụ không quá nghiêm trọng có thể xảy đến khi sử dụng thuốc như

  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón, đầy bụng, khó tiêu.
  • Đau nhức khớp và cơ, đau nhức toàn bộ cơ thể.

Những tác dụng phụ nguy hiểm hơn nhưng sẽ hiếm gặp. Nhưng nếu gặp phải các tác dụng phụ này hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất

  • Nổi mẩn đỏ, phát ban trên da.
  • Ho, khó thở, tức ngực.
  • Bí tiểu, đi tiểu ít hơn bình thường.

Trong thời gian dùng thuốc nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay không hiểu rõ về cách dùng thuốc hãy trao đổi rõ cho các bác sĩ/ dược sĩ được biết rõ.

Ngay khi xảy ra các tác dụng phụ bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc

4. Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Cimetidine

  • Hãy kiểm tra độ lành tính của loét dạ dày trước khi sử dụng để có thể ngăn ngừa tình trạng loét dạ dày nặng hơn khi sử dụng thuốc.
  • Nguy cơ chảy máu ở các vết thương hở sẽ gia tăng khi sử dụng kết hợp với Warfarin vì Cimetidin ức chế chuyển hóa của warfarin gây nên.
  • Khi gặp các vấn đề về sức khỏe: bệnh gan, thận, mắc hen suyễn hoặc rối loạn phổi mãn tính, hệ thống miễn dịch kém… thì cần báo cho bác sĩ biết vì rất có thể tình trạng bệnh tình của bạn sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị thuốc.
  • Những người mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú cần cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng thuốc. Thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết để tránh những tác dụng phụ có thể gây hại đến thai nhi hoặc trẻ nhỏ.
  • Nồng độ của thuốc Cimetidine trong huyết tương sẽ tăng nếu bạn sử dụng đồng thời thuốc Cimetidine cùng với Metformin, nên bạn không được sử dụng hai loại thuốc này kết hợp với nhau.
  • Khi dùng đồng thời với Procainamid, thuốc Cimetidin sẽ làm giảm sự đào thải procainamid qua thận gây tăng nồng độ những chất này trong huyết tương. Do đó làm tăng nguy cơ loạn nhịp của procainamid, có thể gây tử vong.

Cao đẳng Dược Đắk Lắk – Trường Cao đẳng Bách Khoa Tây Nguyên đã cung cấp chi tiết các thông tin cụ thể của thuốc Cimetidine tới các bạn. Hãy tham khảo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa để việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

https://credit-n.ru/offers-zaim/creditplus-online-zaimi.html

Để lại một bình luận