Thuốc Sorbitol thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa còn có tên gọi khác là Sorbite và được công ty Dapha, Việt Nam nghiên cứu và sản xuất.
Dạng thuốc: dạng tinh thể uống và viên đặt trực tiếp vào trực tràng.
Thành phần: Sorbitol.
1. Tác dụng của thuốc Sorbitol
Thuốc Sorbitol là một loại thuốc tốt cho đường tiêu hóa, thuốc thường có tác dụng trong điều trị các triệu chứng táo bón và khó tiêu.
Với cơ chế hoạt động làm tăng áp suất thẩm thấu lên thành ruột, tăng lượng nước và kích thích nhu động ruột, nhờ đó sẽ giúp người táo bón sẽ giảm bớt triệu chứng khó chịu này.
Chỉ định sử dụng trong các trường hợp
Những người thường xuyên mắc các chứng táo bón.
Người ăn uống nhưng thường xuyên mắc chứng khó tiêu hoặc có thể chậm tiêu.
2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Sorbitol
Bạn hãy đọc hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và lịch trình dùng thuốc.
Nếu có thắc mắc gì về thuốc thì trực tiếp hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải đáp.
*Liều dùng thuốc Sorbitol cho người lớn
Liều dùng điều trị triệu chứng khó tiêu
- Sử dụng mỗi ngày, tốt nhất nên dùng trước bữa ăn, uống 1 – 3 gói/ngày.
Liều dùng điều trị táo bón
- Sử dụng uống 1 gói vào buổi sáng để thuốc có thể phát huy hết tác dụng.
Liều dùng để nhuận tràng
- Sử dụng thuốc dạng đặt trực tràng với liều thông thường là 20 – 30% 120ml.
* Liều dùng thuốc Sorbitol cho trẻ em
Liều dùng cho trẻ điều trị triệu chứng khó tiêu
- Dùng uống thuốc 10 phút trước bữa ăn bằng cách hòa tan 1 gói thuốc với 1/2 cốc nước. Sử dụng bằng 1/2 liều dùng của người lớn.
Liều dùng cho trẻ em để nhuận tràng
- Đối với trẻ em 12 tuổi hoặc lớn hơn sử dụng dạng thuốc đặt trực tràng nên dùng liều thông thường là 20 – 30% 120ml hoặc đối với trẻ em từ 2 – 11 tuổi dùng 30 – 60ml .
Thuốc có thể được sử dụng cho cả trẻ sơ sinh
- Liều dùng tham khảo cho trẻ sơ sinh: Sử dụng hai ngày trong một lần, mỗi lần là ¼ gói 5g.
- Điều trị theo liều lượng được chỉ định trong vòng từ 3 – 5 ngày. Nếu tình trạng táo bón của trẻ đã đỡ dần thì cha mẹ nên hỏi dược sĩ xem có tiếp tục sử dụng thuốc hay không. Ngoài ra nếu các triệu chứng táo bón của trẻ không thuyên giảm thì bạn nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách.
- Trẻ sơ sinh cũng là nhóm đối tượng có thể dễ mắc các tác dụng không mong muốn. Do đó bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh.
3. Tác dụng phụ của thuốc Sorbitol
Một số tác dụng không mong muốn bạn có thể gặp phải khi uống thuốc Sorbitol như là: khó chịu, mệt mỏi, tiêu chảy, buồn nôn, co thắt dạ dày hoặc thậm chí có thể bị kích ứng hậu môn… Hoặc cũng có thể xảy ra phản ứng dị ứng với thuốc như: phát ban, ngứa, sưng cổ họng, mặt, chóng mặt, khó thở.
Khi có bất cứ phản ứng phụ nào diễn ra liên tục hoặc thường xuyên thì hãy báo cho bác sĩ ngay.
4. Những điều lưu ý khi sử dụng thuốc Sorbitol
- Không sử dụng cho bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Trước khi sử dụng loại thuốc này, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết về tình trạng sức khỏe của người bệnh vì có thể đó cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.Trước khi sử dụng thuốc này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn bị đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, chảy máu trực tràng.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc này ở người cao tuổi và trẻ em vì nhóm đối tượng này có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc.
- Không hỗ trợ, điều trị táo bón trong thời gian dài. Không dùng thuốc trong trường hợp bệnh nhân bị tắc mật.
- Không nên sử dụng lúc đói cho bệnh nhân vị kết tràng thực thể (viêm loét trực – kết tràng, bệnh Crohn) hoặc nếu có thì cần giảm liều lượng sử dụng xuống.
- Thuốc này không được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên nếu đối tượng này muốn sử dụng thì nên tham khảo ý kiến của những người có năng lực chuyên môn và cũng nên cân nhắc thật kỹ trước khi dùng để tránh những ảnh hưởng không đáng có cho thi nhi…
- Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú vì hiện chưa có nghiên cứu nào cho rằng thuốc Sorbitol sẽ gây ảnh hưởng tới trẻ nhỏ.
5. Một vài cách chữa táo bón dân gian đơn giản
Sử dụng nước ấm
Sử dụng vòi hòa sen, vặn nước ấm với áp lực nhỏ để xả nước vào hậu môn (điều này có tác dụng làm mềm phân và giảm đau ở hậu môn).
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước ấm pha với muối: công thức trộn 2 muỗng cà phê muối biển trong 1 cốc nước ấm để hòa tan muối. Sau đó, uống hỗn hợp nước muối biển từ từ. Nếu thấy nước muối khó uống, bạn có thể thêm một ít nước chanh vào hỗn hợp để giảm bớt vị mặn. Sau khi uống hỗn hợp khoảng 30 phút sau bạn sẽ thấy kết quả tuyệt vời nó mang lại.
Massage bụng
Buổi sáng thức dậy, hãy xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ để giúp vùng bụng được làm nóng. Động tác xoa bóp nhẹ nhàng này sẽ giúp kích thích nhu động đại tràng, tăng cảm giác buồn đại tiện và giúp người mắc bệnh táo bón đi ngoài dễ dàng hơn.
Ngoài ra, xoa bụng còn mang lại nhiều lợi ích khác như: giúp nhịp thở đều đặn nhẹ nhàng hơn, thúc đẩy kích thích sự tăng trưởng, đặc biệt đối với sự phát triển của não bộ, nâng cao sự phát triển của hệ thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, giúp thư giãn nếu thần kinh bị căng thẳng.
Uống nhiều nước
Khi bị táo bón, người bệnh cần uống thật nhiều nước trước khi đi đại tiện. Việc uống nước sẽ giúp làm mềm phân và giảm bớt ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa với khối phân khi phân di chuyển theo chiều nhu động và trọng lực. Uống đủ nước là một thói quen tốt và đem lại cho bạn vô vàn những lợi ích về sức khỏe. Ghi nhớ việc uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất là uống 1,5 lít -2 lít nước trở lên.
Ăn sung và bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ
Ăn sung là cách được rất nhiều bệnh nhân tin dùng khi có những biểu hiện của bệnh táo bón. Vì trong quả sung có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng rất nhiều chất xơ. Chính vì vậy, loại quả này có khả năng nhuận tràng, ngăn ngừa và điều trị táo bón khá hiệu quả.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống phù hợp cũng giúp ngăn ngừa táo bón, đặc biệt bạn cũng cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại rau, củ, quả thường chứa nhiều chất xơ và vitamin nên hỗ trợ không nhỏ tới quá trình tiêu hóa trong cơ thể bạn. Lúc này, nếu bị táo bón thì hãy tích cực ăn nhiều rau xanh cũng như các loại trái cây tươi để giảm bớt áp lực trong dạ dày và giúp việc đi ngoài trở nên dễ dàng, trơn tru hơn.
Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao
Việc lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh táo bón xuất hiện.
Khi bạn thường xuyên vận động thể thao, thể dục thì từ các động tác vận động sẽ giúp thúc đẩy hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có nhu động ruột giúp giảm thiểu các triệu chứng táo bón. Đây cũng là cách tăng cường sức khỏe, giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Người bệnh nên kiên trì bỏ ra ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc tập luyện, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt sau một vài tuần áp dụng. Tuy nhiên, lưu ý rằng không nên tập thể dục ngay sau khi ăn.
Đó là một vài cách chữa táo bón rất hiệu quả. Nếu như bạn đã thử những bài thuốc dân gian và nhờ đến sự can thiệp của thuốc Tây rồi mà tình trạng táo bón vẫn không thuyên giảm thì tốt nhất bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế.
Thuốc Sorbitol chuyên điều trị các trường hợp táo bón, đầy bụng, khó tiêu đã được các dược sĩ Cao đẳng Dược Đắk Lắk chia sẻ này chỉ mang tính chất tham khảo tuyệt đối không có tác dụng thay thế các chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Để đảm bảo an toàn, tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra bạn nên sử dụng đúng theo sự hướng dẫn và lời khuyên của những thầy thuốc đã tư vấn cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
https://credit-n.ru/order/debitovaya-karta-alfa-card.html