Thuốc Ranitidine thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa.

Tên gọi khác: Ranitidin

Dạng thuốc

Thuốc ranitidine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén, thuốc uống: 25 mg; 75 mg; 150 mg; 300 mg.
  • Viên nang, thuốc uống: 150 mg; 300 mg.
  • Dung dịch, thuốc tiêm: 50 mg/2 ml, 150 mg/6 ml, 1000 mg/40 ml.
Thuốc Ranitidine
Thuốc Ranitidine dạng dung dịch 50mg/2ml

Thành phần: Ranitidine hydrochloride

1. TÁC DỤNG CỦA THUỐC RANITIDIN

Ranitidin được dùng để điều trị loét dạ dày, tá tràng lành tính, bệnh trào ngược thực quản và dùng cho trường hợp cần thiết giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid.

Ranitidine được biết đến như là thuốc chẹn histamine H2, hoạt động bằng cách giảm lượng axit trong dạ dày của bạn. Điều này giúp chữa lành và ngăn ngừa lở loét và cải thiện các triệu chứng như ợ nóng, đau dạ dày.

Thuốc này cũng có sẵn mà không cần toa bác sĩ. Thuốc được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị chứng ợ nóng và các triệu chứng khác do dư axit trong dạ dày (axit gây khó tiêu). Nếu bạn đang tự điều trị bằng thuốc này, đọc hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì một cách cẩn thận để có thể biết khi nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

2. LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Thuốc Ranitidine
Liều lượng sử dụng Thuốc Ranitidine đối với từng loại bệnh như thế nào?

Liều dùng đối với người lớn

  • Liều thông thường cho người lớn bị loét tá tràng

Dùng 150 mg 2 lần uống mỗi ngày hoặc dùng 300 mg uống mỗi ngày một lần sau bữa ăn tối hoặc trước khi đi ngủ;

Dùng 50 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 – 8 giờ. Ngoài ra, việc truyền tĩnh mạch liên tục có thể được thực hiện với tốc độ 6,25 mg/giờ trong vòng 24 giờ.

  • Liều thông thường cho người lớn bị rối loạn tiêu hóa

Dùng 75 mg uống mỗi ngày một lần (thuốc không theo toa) trong vòng 30-60 phút trước bữa ăn. Liều dùng có thể tăng đến 75 mg dùng hai lần mỗi ngày. Thời gian tối đa điều trị nếu tự dùng thuốc là 14 ngày.

  • Liều thông thường cho người lớn dự phòng loét tá tràng

Dùng 150 mg uống mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ.

  • Liều thông thường cho người lớn điều trị duy trì loét dạ dày

Dùng 150 mg uống mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ.

  • Liều thông thường cho người lớn bị ăn mòn thực quản

Liều khởi đầu: dùng 150 mg uống 4 lần một ngày.

Liều duy trì: dùng 150 mg uống hai lần mỗi ngày.

Dùng 50 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 – 8 giờ. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 6,25 mg/giờ trong vòng 24 giờ.

  • Liều thông thường cho người lớn loét dạ dày do căng thẳng

Dùng 50 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 – 8 giờ. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 6,25 mg/giờ trong vòng 24 giờ. Chuẩn độ để duy trì pH dạ dày từ 4.0 trở lên.

  • Liều thông thường cho người lớn bị xuất huyết tiêu hóa

Dùng 50 mg tiêm tĩnh mạch và tiếp tục với 6,25 mg/giờ tiêm truyền tĩnh mạch liên tục tăng lượng pH dạ dày trên 7.0 để điều trị.

  • Liều thông thường cho người lớn dự phòng phẫu thuật

Trước khi dùng thuốc trong phẫu thuật mở ngực để giảm GER: dùng 150 mg uống 2 giờ trước khi phẫu thuật.

  • Liều thông thường dành cho người lớn liều mắc tình trạng Pathological Hypersecretory

Liều khởi đầu: dùng 150 mg uống 2 lần mỗi ngày. Điều chỉnh liều dùng để kiểm soát tình trạng tiết axit trong dạ dày. Bạn có thể sử dụng liều ở mức 6 g/ngày;

Bác sĩ có thể cho bạn truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 1 mg/kg/giờ đến mức tối đa là 2,5 mg/kg/giờ (có thể dùng tốc độ truyền 220 mg/giờ ).

  • Liều thông thường cho người lớn có dịch dạ dày trào ngược

Dùng 150 mg uống hai lần mỗi ngày;

Dùng 50 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 – 8 giờ.

  • Liều thông thường cho người lớn bị loét dạ dày

Nếu bạn bị loét lành tính, dùng 150 mg uống hai lần một ngày hoặc dùng 50 mg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6 – 8 giờ.

Liều dùng đối với trẻ em

  • Liều thông thường cho trẻ bị loét dạ dày, tá tràng

Đối với trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi

Dùng 2 – 4 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch mỗi 6 – 8 giờ với liều tối đa 200 mg/ngày.

Bạn cho trẻ uống khởi đầu với liều 4-8 mg/kg hai lần mỗi ngày. Mỗi liều cách nhau 12 giờ và liều tối đa 300 mg/ngày. Sau đó, cho trẻ dùng liều duy trì 2 – 4 mg/kg uống một lần mỗi ngày với liều tối đa 150 mg/ngày.

  • Liều dự phòng thông thường cho trẻ bị loét dạ dày, tá tràng

Đối với trẻ từ 1 tháng tuổi đến 16 tuổi:

Dùng 2 – 4 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch cho trẻ mỗi 6 – 8 giờ với liều tối đa 200 mg/ngày; hoặc

Dùng 2 – 4 mg/kg cho trẻ uống mỗi ngày một lần, nhưng không vượt quá 150 mg/24 giờ.

  • Liều thông thường cho trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản

Đối với trẻ sơ sinh:

Dùng 1,5 mg/kg truyền tĩnh mạch liên tục cho trẻ trong 12 giờ sau đó với dùng 1,5-2 mg/kg/ngày chia mỗi 12 giờ. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 0,04-0,08 mg/kg/giờ (1 – 2 mg/kg/ngày) sau khi dùng liều 1,5 mg/kg.

Dùng 1,5 mg/kg/liều truyền tĩnh mạch liên tục cho trẻ, sau đó dùng 0,04 – 0,08 mg/kg/giờ hoặc 1 – 2 mg/kg/ngày.

Dùng 2 mg/kg/ngày chia trẻ uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.

Đối với trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi:

Dùng 2 – 4 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch cho trẻ mỗi 6-8 giờ và liều tối đa là 200 mg/ngày. Ngoài ra, trẻ sẽ được tiêm tĩnh mạch bolus ban đầu với liều 1 mg/kg một lần, tiếp theo sau là truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 0,08 – 0,17 mg/kg/giờ (2 – 4 mg/kg/ngày).

Dùng 4 – 10 mg/kg/ngày cho trẻ uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ và liều tối đa 300 mg uống trong ngày.

  • Liều thông thường cho trẻ bị ăn mòn thực quản

Trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi:

Dùng 2 – 4 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch cho trẻ mỗi 6 – 8 giờ với liều tối đa 200 mg/ngày. Ngoài ra, trẻ sẽ được tiêm tĩnh mạch bolus ban đầu với liều 1 mg/kg một lần, tiếp theo sau là truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 0,08 – 0,17 mg/kg/giờ (2 – 4 mg/kg/ngày).

Dùng 4 – 10 mg/kg/ngày cho trẻ uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ và liều tối đa 300 mg uống trong ngày.

  • Liều thông thường cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên, bạn dùng 75 mg cho trẻ uống một lần 30 – 60 phút trước khi ăn hoặc uống thức uống gây ợ nóng với liều tối đa 150 mg/24 giờ. Thời gian điều trị kéo dài dưới 14 ngày.

Liều lượng và thời gian điều trị được dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị. Ở trẻ em, liều dùng cũng có thể dựa vào trọng lượng cơ thể. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận. Bạn có thể dùng các loại thuốc khác (ví dụ như các thuốc kháng axit) theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bạn cần sử dụng thuốc này thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất.

Bạn nên uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn, thường dùng một hoặc hai lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc có thể được dùng 4 lần một ngày trong một vài trường hợp nhất định. Nếu bạn uống thuốc mỗi ngày một lần, dùng thuốc sau bữa ăn tối hoặc trước khi đi ngủ.

Lưu ý khi sử dụng

Nếu bạn đang sử dụng Ranitidine không theo theo toa để tự điều trị chứng khó tiêu do axit hoặc ợ nóng, uống 1 viên thuốc với nước khi cần thiết. Để ngăn ngừa chứng ợ nóng, uống 1 viên thuốc với nước khoảng 30 – 60 phút trước khi ăn hoặc uống. Không uống nhiều hơn 2 viên trong 24 giờ, trừ khi bác sĩ chỉ định như vậy. Bạn không dùng hơn 14 ngày liên tiếp mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Để giúp ghi nhớ dùng thuốc vào những thời điểm giống nhau mỗi ngày. Không tăng liều hoặc dùng thuốc thường xuyên hơn so với quy định. Không ngưng dùng thuốc mà không có sự chấp thuận của bác sĩ vì điều này có thể làm chậm lành các vết loét.

3. TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC RANITIDIN

Thuốc Ranitidine
Các tác dụng phụ của Thuốc Ranitidine là gì?

Các tác dụng phụ có thể dễ nhận thấy và không quá nghiêm trọng như

  • Buồn nôn, nôn, đau dạ dày.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Khó ngủ, thậm chí mất ngủ nhiều ngày liên tiếp.
  • Sưng hoặc co thắt ngực (biểu hiện này thường gặp ở nam giới).
  • Giảm ham muốn tình dục, liệt dương hoặc khó đạt cực khoái.
  • Đau đầu, chóng mặt.

Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn

  • Ho ra đờm màu xanh lá cây hoặc màu vàng.
  • Nhịp tim đập nhanh hoặc chậm bất thường.
  • Sốt, đau ngực, cảm thấy khó thở.
  • Da bong tróc và phát ban đỏ.
  • Chán ăn, đau bụng, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da hoặc vàng mắt.

Bất kể là tác dụng phụ ít nghiêm trọng hay nghiêm trọng bạn cũng nên nhờ tới những người có năng lực chuyên môn để tư vấn để giảm biểu hiện của tác dụng phụ và thay đổi liều lượng hoặc chuyển sử dụng thuốc khác nếu bạn bị dị ứng với thành phần của thuốc.

4. TƯƠNG TÁC THUỐC

Sử dụng cùng lúc một vài loại thuốc với nhau sẽ xảy ra các tương tác hoặc những tác dụng phụ Do đó bạn nên liệt kê danh sách những loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả thuốc được kê toa, không được kê toa và kể cả các thực phẩm chức năng để bác sĩ hoặc dược sĩ xem và điều chỉnh lượng thuốc hoặc ngưng việc sử dụng thuốc sao cho phù hợp. Tuyệt đối bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng khi không có sự cho phép của bác sĩ.

Theo thử nghiệm lâm sàng thì thuốc Ranitidine sẽ xảy ra tương tác với Trizolam (Halcion). Dó đó bạn cần đến sự tư vấn của những người có chuyên môn khi đang dùng sản phẩm này hoặc những sản phẩm có thành phần Trizolam.

5. NÊN THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP

  • Phụ nữ mang thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Bạn bị dị ứng với Rantidine, bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Tình trạng ợ nóng thường bị nhầm lẫn với những triệu chứng đầu tiên của cơn đau tim. Hãy đi cấp cứu nếu bạn bị đau ngực hoặc có cảm giác tức ngực, đau lan ra cánh tay hoặc vai, buồn nôn, ra mồ hôi.
  • Bạn có vấn đề về sức khỏe: bệnh gan, bệnh thận, rối loạn chuyển hóa cũng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Cần hết sức lưu ý về tình trạng sức khỏe của bạn.

Tất cả thông tin về liều dùng thuốc Ranitidine do các giảng viên Cao đẳng Dược Dak Lak – Trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo thêm, tuyệt đối không dùng để thay thế những chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!!

https://credit-n.ru/order/debitovaya-karta-alfa-cashback.html

Để lại một bình luận