- Nutrisol S – dung dịch truyền tĩnh mạch
- Cách sử dụng hiệu quả nhất của Thuốc Norethisterone
- Nitrofurantoin: Thuốc kháng sinh, kháng khuẩn đường tiết niệu
1. Công dụng và chỉ định của thuốc Noradrenalin
Thuốc Noradrenalin (Norepinephrine – viết tắt là NA) được dùng trong điều trị tụt huyết áp nặng mà các amin giao cảm khác không còn hiệu lực.
Noradrenalin là chất dẫn truyền thần kinh của các sợi hậu hạch giao cảm, có tác dụng mạnh
Norepinephrine có tác dụng tốt hơn ở những trường hợp có sức cản ngoại vi thấp. Tụt huyết áp và sức cản ngoại biên thấp hiếm gặp trong nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) nhưng lại thường gặp trong shock nhiễm trùng và shock có cơ chế thần kinh. Việc sử dụng norepinephrine cần được xem như 1 biện pháp tạm thời. Bởi vì kết qủa điều trị phụ thuộc không chỉ đơn thuần là nâng được huyết áp mà còn đòi hỏi phải điều chỉnh các bất thường khác kèm theo trong trạng thái shock.
Tác dụng chính của thuốc với liều điều trị gây co mạch và kích thích tim.
Chỉ định dùng trong các trường hợp tụt huyết áp hay bị sốc với cung lượng tim bình thường hoặc cao: NA được chỉ định như một thuốc phụ để điều trị huyết áp thấp vẫn kéo dài trong sốc sau khi đã được bồi phụ dịch đầy đủ.
Dạng bào chế: dung dịch tiêm
Đóng gói: hộp 1 vỉ x 10 ống x 1ml; hộp 2 vỉ x 5 ống x 1ml; hộp 5 vỉ x 10 ống x 1ml
Thành phần: mỗi ống 1ml chứa: Noradrenalin (dưới dạng Noradrenalin tartrat) 1mg
2. Liều dùng và cách sử dụng Noradrenalin
Liều NA bitartrat được tính theo NA (2 mg NA bitartrat tương đương với 1 mg NA). NA bitartrat phải pha loãng với dung dịch glucose 5% hoặc glucose và natri clorid
- Trong trường hợp dùng thuốc để tiêm truyền
Lấy 4 mg NA bitrartrat (2 ml dung dịch) hòa với 48 ml dung môi khi dùng bơm tiêm tự động.
Lấy 40 mg NA bitrartrat (20 ml dung dịch) hòa với 480 ml dung môi khi dùng máy đếm giọt.
Dùng ống thông luồn qua tĩnh mạch trung tâm để truyền.
- Với người bệnh huyết áp hạ
Phải dùng NA với liều thấp nhất có tác dụng và trong một thời gian ngắn nhất. Liều thường dùng ở người lớn là 8 – 12 microgam/phút. Người bệnh bị choáng kháng trị có thể cần tới 8 – 30 microgam/phút (dùng liều này với người lớn)
Với trẻ em, NA thường được truyền với tốc độ 2 microgam/phút hoặc 2 microgam/m2/phút.
Trong hỗ trợ suy tim nặng, khi hồi sức tim mạch ở trẻ, nên truyền lúc đầu với tốc độ 0,1 microgam/kg mỗi phút.
Cần theo dõi chặt chẽ tác dụng liều ban đầu lên huyết áp và điều chỉnh tốc độ truyền để đạt tới và duy trì huyết áp ở mức độ mong muốn. Không được để người bệnh một mình và phải theo dõi sát tốc độ truyền.
Phải đo huyết áp 2 phút một lần tính từ lúc bắt đầu truyền cho đến khi huyết áp đạt mức mong muốn; sau đó cứ 5 phút đo một lần trong khi vẫn còn truyền thuốc. Cần nâng huyết áp lên mức hơi thấp hơn trị số lẽ ra bình thường phải có. Ở người bệnh trước đấy có huyết áp bình thường thì huyết áp tâm thu cần phải được duy trì ở mức 80 – 100 mmHg; ở người bệnh vốn bị tăng huyết áp, thì huyết áp tâm thu cần được duy trì ở mức thấp hơn so với trước từ 30 – 40 mmHg. Với người bệnh bị hạ huyết áp rất nặng, thì nên duy trì huyết áp ở mức thấp hơn nữa nếu như vẫn chưa bồi phụ xong máu hoặc dịch. Liều NA trung bình để duy trì ở người lớn là 2 – 4 microgam/phút.
Một vài người bệnh bị huyết áp thấp có thể cần liều cao hơn (có khi tới 60 mg NA một ngày). Ở những người bệnh phải dùng rất nhiều NA, cần phải theo dõi để phát hiện và điều trị hiện tượng mất thể tích máu kín đáo bằng cách đo huyết áp tĩnh mạch trung tâm.
Cần tiếp tục điều trị bằng NA cho đến khi đạt và duy trì được huyết áp thích hợp và sự tưới máu cần thiết cho mô. Trong trường hợp trụy mạch do nhồi máu cơ tim cấp, có khi trị liệu phải kéo dài tới 6 ngày.
Khi ngừng trị liệu, phải giảm tốc độ truyền một cách từ từ. Cần theo dõi người bệnh chặt chẽ và nếu huyết áp lại tụt nhanh thì có thể phải điều trị lặp lại lần nữa. Chỉ khi nào huyết áp tâm thu giảm tới mức 70 – 80 mmHg mới tiến hành điều trị lại.
- Dùng thuốc NA khi gây mê cho bệnh nhân hạ huyết áp
Có thể dùng NA để điều trị tụt huyết áp xảy ra trong khi gây tê tủy sống, nhưng người ta thường ưa dùng các thuốc khác có tác dụng kéo dài và tiêm bắp thịt được (như metaraminol, methoxamin hoặc phenylephrin.
- Ðể truyền tĩnh mạch
Phải pha loãng Noradrenalin trong dung dịch dextrose 5% dùng để tiêm có chứa hay không chứa natri clorid. (Không được pha loãng Noradrenalin bằng dung dịch chỉ có natri clorid). Sau khi được pha loãng trong dung dịch dextrose 5%, dịch truyền tĩnh mạch có chứa Noradrenalin 2,5 hay 4 microgam/ml giữ được ổn định ít nhất trong 24 giờ nếu để ở nhiệt độ phòng và nếu pH vào khoảng 5,6; pH của dung dịch càng cao thì tác dụng của dung dịch càng giảm nhanh. Nếu đem trộn với các chất có tính kiềm như natri bicarbonat, barbiturat hay các thuốc kháng sinh có chất đệm kiềm (là những chất khiến cho pH cao hơn 6), thì phải đem truyền ngay sau khi pha trộn. Nếu phải truyền máu hay huyết tương đồng thời với Noradrenalin thì phải truyền theo đường truyền riêng hoặc qua ống truyền chữ Y.
3. Tác dụng phụ
Tác dụng phụ thường gặp:
- Nhức đầu, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt
- Đau vùng trước ngực, đánh trống ngực, nhịp tim chậm
- Khó thở
- Vã mồ hôi, tái nhợt.
- Khó thở, ngừng thở.
- Tăng mạnh huyết áp, chảy máu não, giảm lưu lượng tim, loạn nhịp tim có thể gây tử vong (nhịp nhanh thất, nhịp đôi, nhịp nút, phân ly nhĩ – thất, rung thất) hoại tử hay mảng mục ở mô tại nơi tiêm truyền.
- Bồn chồn, lo âu, mất ngủ, co giật
- Giảm lượng nước tiểu.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn:
- Phù, chảy máu, viêm cơ tim khu trú, chảy máu dưới ngoại tâm mạc, hoại tử ruột, gan hoặc thận. Hoại tử chi dưới, khi truyền thuốc vào tĩnh mạch cổ chân.
- Sợ ánh sáng (đặc biệt ở người bệnh quá mẫn với tác dụng của NA, thí dụ người bệnh cường giáp)
Khi gặp tác dụng phụ trên ngừng ngay truyền thuốc, có thể điều trị nhịp tim chậm bằng tiêm atropin.
Trong quá trình truyền thuốc cần thường xuyên kiểm tra vị trí tiêm truyền để xem có thông không và xem tĩnh mạch truyền thuốc có bị trắng nhợt không. Nếu thấy tĩnh mạch được truyền bị trắng nhợt hoặc nếu phải truyền kéo dài thì nên định kỳ chuyển đổi vị trí truyền. Báo cáo với bác sĩ hoặc y tá ngay khi có dấu hiệu bất thường.
4. Hướng dẫn bảo quản
Bảo quản dung dịch Noradrenalin bitartrat để tiêm truyền ở nhiệt độ phòng, trong chai lọ kín, tránh ánh sáng. Không được để tiếp xúc với các muối sắt, các chất kiềm hay các chất oxy hóa. Không được dùng khi dung dịch Noradrenalin bị đổi màu (hồng, vàng sẫm, nâu) hay có tủa.
Mọi thông tin về liều dùng Noradrenalin được Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên tổng hợp chỉ mang tính chất tham khảo. Cần có sự hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ, y tá trước khi sử dụng sản phẩm.
https://credit-n.ru/offer/ipoteka-bank-otkritie.html