- Thuốc Alaxan: Điều trị hiệu quả các bệnh về xương khớp
- Cách sử dụng thuốc Salbutamol an toàn là gì?
- Thuốc Avamys dùng để điều trị viêm mũi dị ứng
Thuốc Halixol thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp.
Dạng bào chế: Siro, viên nén.
Đóng gói: Hộp 1 chai x 100ml.
Thành phần: Ambroxol Hydrochloride.
1. Công dụng của thuốc Halixol
Thuốc Halixol được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến việc tắc nghẽn đường hô hấp. Thuốc đặc trị các triệu chứng có nhiều dịch nhầy trong mũi họng, tiêu đờm trong quá trình giãn phế quản, các bệnh như viêm phế quản, hen phế quản.
Chỉ định trong các trường hợp
- Co thắt phế quản, tăng tiết chất nhầy trong: hen phế quản, khí phế thũng, viêm phế quản
2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Halixol
Vì thuốc Halixol là dạng siro nên người sử dụng cần cẩn thận đo liều lượng bằng nắp đong có trong hộp thuốc.
Còn với dạng viên nén bạn nên uống với nhiều nước và sử dụng sau bữa ăn.
Liều lượng thuốc Halixol với người lớn
Với dạng viên nén thì dùng 1 viên, dạng siro thì dùng 10ml: Trong 2 – 3 ngày đầu dùng 3 lần/ ngày. Sau đó sử dụng 1 viên (hoặc 10ml siro), 2 lần/ ngày hoặc ½ viên (5ml siro) 3 lần/ ngày.
Liều lượng thuốc Halixol với trẻ em
Trẻ em trên 12 tuổi: Trong 2 – 3 ngày đầu, cho trẻ sử dụng 1 viên (hoặc 10ml siro) và dùng 3 lần/ngày. Sau đó sử dụng 1 viên (hoặc 10ml siro) với 2 lần/ ngày hoặc 1/2 viên (5ml siro) với 3 lần/ ngày.
Trẻ em từ 5 – 12 tuổi: Cho trẻ sử dụng 1/2 viên (hoặc 5ml siro), 2 – 3 lần/ ngày.
Trẻ em từ 2 – 5 tuổi: Cho trẻ sử dụng 2,5ml siro, 3 lần/ ngày.
Trẻ em dưới 2 tuổi: Cho trẻ sử dụng 2,5ml siro, 2 lần/ngày.
3. Tác dụng phụ của thuốc Halixol
Sử dụng thuốc Halixol có thể xảy ra các tác dụng không mong muốn như: Nhức đầu, run, co giật cơ, lo lắng, chóng mặt, mất ngủ, kích động, đánh trống ngực, thay đổi huyết áp, loạn nhịp, phát ban, ngứa, phù mạch, phản vệ, tăng men gan, rối loạn tiêu hóa…
Nếu thấy cơ thể có các biểu hiện khác thường thì nên nhờ đến sự tư vấn của những người có chuyên môn để tránh những tình trạng tồi tệ hơn.
4. Tương tác thuốc
Thuốc Halixol có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem.
Thuốc Halixol có thể làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi. Thuốc ho có thể làm cản trở sự bài tiết đờm được hòa tan bởi Halixol.
Thận trọng khi dùng chung thuốc Halixol với catecholamine, thuốc adrenergic, IMAO, chống trầm cảm 3 vòng.
Không dùng chung với thuốc chẹn beta không chọn lọc.
5. Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Halixol
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý như rối loạn vận khí quản, có quá nhiều đờm, đái tháo đường, không dung nạp lactose (dạng viên).
- Trong thời kỳ mang thai, thuốc này chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Bạn nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ.
- Người mắc các chứng bệnh Cường giáp, tăng huyết áp, suy tim, loạn nhịp tim, đái tháo đường, suy thận nặng.
Giữ thuốc nơi tránh ánh nắng của mặt trời, tránh nơi ẩm ướt, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp như trong phòng tắm, tủ lạnh. Chỉ nên để ở trong phòng bình thường, không vứt thuốc đi ở toilet, ống dẫn nước.
6. Tìm hiểu về co thắt viêm phế quản
Viêm phế quản co thắt là bệnh liên quan đến đường hô hấp thường gặp do virus, ký sinh trùng trong đường thở gây nên.Viêm phế quản co thắt là tình trạng lòng phế quản thu hẹp tạm thời do co thắt các cơ phế quản bị viêm. Hậu quả gây ra hiện tượng ho khạc đờm, khó thở, thở khò khè, thở rít.
Nguyên nhân dẫn đến co thắt viêm phế quản
- Các tác nhân bên ngoài là nguyên nhân hàng đầu như: khói thuốc, chất độc hại, bụi bẩn, nấm mốc, dị ứng hoa, do dị ứng lông thú, vật nuôi, các loại thức ăn như tôm, ghẹ, các hóa chất và một số loại thuốc làm gia tăng khả năng co thắt viêm phế quản.
- Người bệnh bị viêm phế quản co thắt từ khi mới sinh ra. Đó không phải là bệnh di truyền mà bệnh chỉ truyền cho người có cơ địa không tốt dễ kích ứng do đó mà hình thành nên bệnh.
- Cơn stress kéo dài, rối loạn hệ thống dạ dày, đường ruột cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng co thắt viêm phế quản xảy ra.
Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản co thắt ở người lớn
- Vùng phế quản có tiếng khò khè, rên rít khó chịu.
- Sốt nhẹ, sổ mũi, ngứa họng.
- Lồng ngực hóp lại khi thở.
- Khó thở, cơn ho kéo dài.
- Thường xuyên bị nôn trước và sau khi ăn.
Cách phòng ngừa viêm phế quản co thắt
- Dùng dung dịch nước muối sinh lý vệ sinh đường hô hấp trên (tai, mũi, họng sạch sẽ).
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cân đối đảm bảo vệ sinh an toàn khi chế biến.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ, không khí trong lành, giữ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, đặc biệt khói thuốc lá.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật.
Để điều trị bệnh viêm phế quản đúng cách, hiệu quả, chúng ta cần đánh giá được chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ tình trạng bệnh thì mới có thể xác định được đúng thuốc cần dùng.
Những thông tin về thuốc Halixol mà dược sĩ Cao đẳng Dược Đắk Lắk chia sẻ này chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân không được tự ý áp dụng những thông tin này, việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ và người có năng lực chuyên môn.
https://credit-n.ru/order/zaymyi-e_zayom-leads.html