- Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng thuốc chống dị ứng Clorpheniramin
- Cách sử dụng men tiêu hóa Enterogermina an toàn, hiệu quả
- Cách sử dụng thuốc smecta để điều trị dứt điểm bệnh tiêu chảy ở trẻ em
1. Tác dụng của thuốc Loratadin
Bệnh dị ứng do thời tiết thay đổi, cảm mạo… khiến rất nhiều người khổ sở với cảm giác ngứa, thường xuyên hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về những loại thuốc chống dị ứng hiệu quả như Loratadin là vô cùng cần thiết.
Loratadin là một loại thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị những triệu chứng như ngứa, chảy nước mắt, nước mũi, dị hứng, hắt hơi do cảm mạo. Những triệu chứng dị ứng ở mắt và mũi sẽ thuyên giảm rõ rệt sau khi sử dụng Loratadin. Ngoài ra, thuốc Loratadin còn được dùng để điều trị triệu chứng ngứa do phát ban, nổi mề đay mạn tính và các rối loạn dị ứng ngoài ra khác vô cùng hiệu quả.
Thuốc Loratadin không có tác dụng điều trị nổi mề đay hoặc những phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ. Với những trường hợp bệnh nhân đã được kê đơn thuốc epinephrine để điều trị các phản ứng dị ứng thì không nên dùng thuốc loratadin thay thế cho epinephrine.
Thuốc Loratadin điều trị các triệu chứng dị ứng, ngứa… vô cùng hiệu quả
2. Dạng thành phẩm của thuốc Loratadin
Thành phần chính của thuốc gồm Loratadin và tá dược vừa đủ.
Dạng thành phẩm của thuốc Loratadin bao gồm: viên nén Loratadin 10mg, siro 1mg/ml hoặc dưới dạng viên ngậm 10mg. Bạn có thể lựa chọn một trong 3 loại thuốc thành phẩm trên để sử dụng.
3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Loratadin
Thuốc Loratadin chỉ nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn không nên dùng thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi hoặc người già là những đối tượng có sức đề kháng kém hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nếu bạn dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, hay làm theo đúng toa đơn, không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng.
- Đối với người lớn: 10 mg hoặc 10 ml siro uống 1 lần/ngày.
- Đối với trẻ em từ 2-5 tuổi: 5 mg hoặc 5 ml siro uống 1 lần/ngày. Đối với trẻ em nên cho các em uống loại siro cho dễ nuốt hơn.
- Đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên: 10 mg (dạng viên nang, viên nén, viên nén phân hủy) hoặc 10 ml siro uống 1 lần/ngày.
Thuốc Loratadin có thể uống trực tiếp bằng đường miệng. Nếu bạn sử dụng thuốc dạng viên nén hoặc viên ngậm thì nên nhai kỹ trước khi nuốt. Thuốc Loratadin có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn.
Nếu các triệu chứng dị ứng không thuyên giảm sau 3 ngày dùng thuốc hoặc tình trạng phát ban kéo dài, bạn nên ngừng dùng thuốc và đi khám bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn gặp những vấn đề sức khỏe như triệu chứng dị ứng nghiêm trọng hoặc sốc phản vệ sau khi dùng thuốc thì nên đi khám ngay.
Thuốc chống dị ứng Loratadin điều trị dị ứng, hắt hơi, ngứa…
4. Tác dụng phụ của thuốc Loratadin
Thuốc Loratadin có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Đau đầu, mệt mỏi
- Căng thẳng
- Tiêu chảy, đau bụng
- Nhìn mờ, bị đỏ mắt
- Khô miệng, đau họng, khản giọng
- Chảy máu mũi
- Phát ban
Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như:
- Vàng da
- Động kinh, co giật
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều
- Sưng mặt, môi, lưỡi, họng, khó thở
5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Loratadin
Bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Loratadin nếu đang có những vấn đề sức khỏe sau:
- Tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc bí tiểu
- Tăng nhãn áp
- Cường giáp
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Tiểu đường tuýp 2
- Bệnh tim hoặc mạch máu
- Các bệnh về gan, thận, hen suyễn
- Tăng huyết áp
Những trường hợp bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc cũng nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Những trường hợp phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cũng nên cẩn trọng trước khi sử dụng thuốc tuy hiện chưa có nghiên cứu về tác dụng phụ của thuốc trong các trường hợp này.
Trong trường hợp bạn đang sử dụng các loại dược phẩm khác, các loại vitamin, thực phẩm chức năng, thảo dược… hãy thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc này vì Loratadin có thể tương tác với những loại thuốc khác làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng các tác dụng phụ.
Bệnh viêm mũi dị ứng có thể phát triển thành bệnh mãn tính và thường xuyên lặp lại nên muốn điều trị bệnh phải sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng kết hợp với những loại thuốc khác như glucocorticoid. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thuốc Loratadin với pseudoephedrin hydroclorid để làm giảm ngạt mũi.
https://credit-n.ru/order/zaymyi-dengivzaymi-leads.html