1. Ngành Kế toán có dễ xin việc không?
Theo chia sẻ của Bộ phận tư vấn tuyển sinh, cơ hội việc làm luôn là vấn đề thí sinh đặc biệt quan tâm khi chọn lựa ngành học này. Thực tế, có rất nhiều thí sinh thắc mắc: Học ngành Kế toán có dễ xin việc không? hay Cơ hội việc làm ngành Kế toán như thế nào?…
Ngành Kế toán đang được đánh giá cao với cơ hội việc làm lớn
Giải đáp vấn đề này, những chuyên gia tư vấn cũng chia sẻ: Hiện nay, kế toán là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong cơ quan, doanh nghiệp hay tổ chức, Chỉ tính riêng khối doanh nghiệp, mỗi năm đều có hàng nghìn, hàng chục nghìn doanh nghiệp mới được thành lập. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, chính sách mở cửa của Chính phủ thì con số này được kỳ vọng sẽ tăng rất nhanh trong những năm tới. Có thể thấy, cơ hội việc làm của ngành kế toán ngày càng rộng mở trong tương lai, lớn hơn rất nhiều so với các ngành khác. Điều này đem đến cho những sinh viên ngành Kế toán nhiều cơ hội tìm công việc phù hợp với năng lực chuyên môn.
Một kết quả thống kê cho thấy, tính tới năm 2020, Việt Nam có tới khoảng 500.000 doanh nghiệp được thành lập, và mỗi công ty cần ít nhất một kế toán. Có thể thấy, thị trường Việt Nam đag khát nguồn nhân lực kế toán. Vì vậy, ngành đã và mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn cho những sinh viên tốt nghiệp.
2. Học ngành Kế toán ra làm gì?
Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Kế toán, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng tốt yêu cầu công việc như:
- Biết cách lập các sản phẩm của kế toán đó là Báo cáo tài chính. Biết khai thuế, lập BC Thuế, Quyết toán Thuế, Lập các chứng từ sổ sách theo quy định
- Có tảng kiến thức cốt lõi để có thể kiểm soát công việc kế toán từ nhân viên Kế toán đến Kế toán trưởng trong bất kỳ tổ chức nào. Đồng thời, sinh viên cũng có thể nắm được các bí quyết để trở thành kế toán giỏi, xử lý các tình huống thực tế linh hoạt và hiệu quả
- Sinh viên cũng được trang bị nền tảng kiến thức và kỹ năng trong nhiều mãng cũng như thêm kỹ năng làm việc nhóm, có khả năng trở thành kế toán giỏi, có trách nhiệm cao trong công việc, đóng góp vào thành công của tập thể.
- Tin học ứng dụng thành thạo chuyên ngành Kế toán (Excel nâng cao chuyên ngành kế toán, MS Outlook)
- Những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực cho rằng, ngành Kế toán ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hệ thống đào tạo nhân lực. Đây cũng là bộ phận không thể thiếu tại những công ty, đơn vị. Vì vậy, thị trường việc làm của ngành rất rộng.
Những sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành kế toán sẽ có đủ kiến thức cũng như năng lực chuyên môn cần thiết để đảm nhận các vị trí như:
- Chuyên viên phụ trách kế toán, giao dịch viên, kiểm toán, kiểm soát viên, thủ quỹ hay nhân viên tư vấn tài chính..
Sinh viên ngành Kế toán có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau
- Sinh viên ngành Kế toán cũng có thể làm nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ
- Nếu có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn, bạn cũng có thể đảm nhận một số vị trí quan trọng như Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính..
- Với những người yêu thích công việc giảng dạy có thể làm giảng viên tại những trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo ngành kế toán hay làm nghiên cứu viên, thanh tra kinh tế..
Với những công việc trên, sinhv viên tốt nghiệp ngành Kế toán có thể làm việc tại những địa điểm sau:
- Các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm;
- Các đơn vị công – các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện;
- Các cơ quan quản lý nhà nước : bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư;
- Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán
Như vậy, có thể thấy Kế toán là ngành học có tiềm năng việc làm lớn. Chính vì thế, ngành Kế toán thu hút nhiều hồ sơ đăng ký xét tuyển trong những năm tuyển sinh gần đây.