Thuốc Tylenol thuộc nhóm thuốc ho và cảm, có tên gốc Acetaminophen, Dextromethorphan, Phenylephrine. Tylenol có nhiều loại được sản xuất từ nước ta và nhập khẩu thêm thuốc có nguồn gốc ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Dạng bào chế: viên nén, viên nang, siro cho trẻ em.

Thành phần chính: Acetaminophen cùng tinh bột bắp, muối nhôm và nhiều chất khác cho mỗi loại.

1. Tác dụng của thuốc Tylenol

Thuốc có tác dụng giảm đau bụng, lưng trong thời kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó thuốc còn giúp hạ sốt, giảm đau nhức nhanh chóng trong các trường hợp như đau răng, đau cơ bắp, giảm đau xương khớp…

Thuốc giúp giảm đau, giảm sốt do mọc răng ở trẻ, giảm khó chịu đau nhức đầu, cảm lạnh hay viêm họng, giảm đau sau tiêm chủng… Thuốc dễ uống, không chứa cồn hay aspirin do đó trẻ có thể uống mà ít gây ảnh hưởng.

thuốc Tylenol
Thuốc Tylenol

2. Chỉ định dùng trong các trường hợp Tylenol

Tác dụng chính của thuốc là giúp giảm đau, giảm viêm chính vì thế được chỉ định dùng cho các đối tượng sau:

– Người bị đau nhức thông thường như đau đầu, đau mỏi cơ bắp, đau răng.

– Dùng cho người bị đau nhức xương khớp.

– Phụ nữ bị đau bụng kinh.

– Dùng cho bệnh nhân bị sốt, cảm cúm.

3. Liều dùng và cách sử dụng

Bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định. Làm đúng theo chỉ dẫn trên bao bì thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Liều dùng thông thường cho người lớn.

Dùng 1 viên/lần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ.

Liều dùng tối đa không vượt quá 10 viên trong 24 giờ.

Để an toàn, cha mẹ nên cho trẻ dùng theo đúng liều lượng được ghi trên tờ hướng dẫn và tham khảo bác sĩ.

– Trẻ trong độ tuổi 4 – 11 tháng tuổi đạt trọng lượng từ 5 – 8kg: dùng với lượng 2,5 ml, mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ.

– Trẻ trong độ tuổi 12 – 23 tháng tuổi đạt trọng lượng từ 9 – 10kg: mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ, uống 3.75 ml.

– Trẻ trong độ tuổi 2 – 3 tuổi đạt trọng lượng từ 11 – 16kg: mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ, uống 5 ml.

– Trẻ trong độ tuổi 4 – 5 tuổi đạt trọng lượng từ 17 – 21 kg: mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ, uống 7,5 ml.

– Trẻ trong độ tuổi 6 – 8 tuổi đạt trọng lượng từ 22 – 26 kg: dùng với lượng 10 ml, mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ.

– Trẻ trong độ tuổi 9 – 10 tuổi đạt trọng lượng từ 27 – 31 kg: dùng với lượng 12.5 ml, mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ.

– Trẻ 11 tuổi đạt 32 – 42kg: dùng với lượng 15 ml, mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ.

Mỗi lần cho trẻ uống thuốc cần cách nhau 4 tiếng không cho trẻ uống quá nhiều vượt 5 lần/ngày.

Thuốc Tylenol chưa có công bố về liều dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. Nếu bạn có ý định sử dụng cho trẻ thì nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn.

4. Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

Trường hợp bà bầu, đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Dùng thuốc trong một thời gian mà cơn đau nhức đầu, xương khớp không cải thiện thì phải thông báo với bác sĩ ngay để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.

Trường hợp bạn dị ứng với thành phần nào của thuốc nên trao đổi trước với bác sĩ để được nhận những hướng dẫn cụ thể và phù hợp với tình trạng bệnh tình.  Không sử dụng với các thuốc khác có chứa acetaminophen.

Chú ý dùng đúng liều lượng thuốc, sự chỉ định của bác sĩ.

Thuốc thường có thời gian sử dụng trong khoảng 3 năm kể từ ngày sản xuất. Người bệnh nên chú ý mua tại các cửa hàng thuốc có uy tín, đã mở lâu năm. Và khi mua nhớ chú ý hạn sử dụng để tránh uống phải thuốc hết hạn ảnh hưởng đến cơ thể.

Khi trẻ bị sốt cha mẹ thường lo lắng sử dụng thuốc hạ sốt cho con, tuy nhiên khi bé sốt không quá cao bạn có thể áp dụng cách hạ sốt tại nhà cho trẻ ăn toàn hiệu quả và dễ thực hiện. Ví dụ như:

Dùng cây nhọ nồi

Đây là một cách làm rất đơn giản và cây nhọ nồi này cũng rất dễ kiếm.

Cách làm: Cỏ nhọ nồi ngâm rửa sạch, sau đó ngâm lại bằng nước muối đun sôi để nguội rồi vớt ra cho vào cối sạch giã nát. Lọc lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 50ml. Bã nhọ nồi có thể cho vào khăn xô để lau người cho bé, lau nhiều nhất ở vùng trán, nách, bẹn và gan bàn chân cho bé nhanh hạ nhiệt. Mẹ có thể sôi nước nhọ nồi lọc đó lên để nguội rồi mới cho bé uống cho yên tâm hơn cách này thường sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Cây nhọ nồi

Làm mát bằng khăn ấm

Phương pháp hạ nhiệt này rất tốt cho những trường hợp bị sốt cao vì chúng giúp kiểm soát mức thân nhiệt hiệu quả.

Đầu tiên, mẹ chườm ấm toàn bộ bề mặt da trong giai đoạn ngắn để giúp trẻ thải nhiệt, lau người theo chiều xuôi từ trên cánh tay xuống bàn tay, tương tự với lưng và chân cũng vậy. Tiếp đến, mẹ giải nhiệt tại nách, bẹn (có thể dùng nước mát hơn). Cuối cùng, mẹ lau nước mát 30 độ toàn thân để giữ nhiệt, tránh co mạch, đồng thời massage cơ thể để hạ sốt. Lưu ý: Không dùng nước quá lạnh vì nước lạnh làm nhiệt độ bên trong cơ thể tăng lên.

Thay quần áo mát

Khi bé sốt, bé dễ bị mất nước qua da và hô hấp do đó tay chân bé sẽ lạnh hơn bình thường, nhiều mẹ vội vàng cho bé mặc nhiều quần áo vì sợ bé lạnh. Đây là cách làm sai lầm và có thể gây hậu quả nghiêm trọng do ủ ấm cho bé sẽ càng làm tăng thân nhiệt, dẫn đến co giật.

Bước tiếp theo là nới lỏng quần áo, cho bé mặc mỏng, nhẹ, thoáng mát. Nếu bé cảm thấy lạnh chỉ nên đắp cho bé một chiếc chăn mỏng.

Cho bé uống nhiều nước

Uống nước là một nhu cầu tối cần thiết của cơ thể, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Và khi bé sốt, lượng nước thoát qua da và hô hấp khiến cơ thể bé càng đòi hỏi phải được bù nước. Các mẹ cần lưu ý bổ sung nước cho bé bằng cách cho bé uống nhiều nước có khoáng chất và Vitamin như trái cây, súp. Không cho trẻ uống nước quá nóng gây bỏng miệng hoặc lạnh gây đau răng hoặc lạnh bụng.

Toàn bộ những thông tin về thuốc Tylenol đã được các Dược sỹ chuyên gia là giảng viên Cao đẳng Dược Đắk Lắk – trường Cao Đẳng Bách Khoa Tây Nguyên tổng hợp một cách chi tiết ở bài viết trên. Hy vọng thông tin tham khảo này thực sự hữu ích với bạn và những người xung quanh.

https://credit-n.ru/offers-zaim/migcredit-dengi-v-dolg.html

Để lại một bình luận