Thuốc Mebendazol thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm.
Dạng thuốc: Viên nén nhai, viên nén bao phim.
Thành phần: Mebendazole.
1. Công dụng của thuốc Mebendazol
Thuốc Mebendazol được sử dụng để điều trị một số loại giun móc, giun đũa, giun kim, giun tóc hoặc điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi nhiều loại giun cùng một lúc.
Khi sử dụng thuốc với liều cao còn có thể tiêu diệt cả nang sán, trùng roi Giardia lumbia.
2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Mebendazol
Liều dùng đối với người lớn
Liều dùng cho người mắc bệnh giun tròn
- Bạn uống thuốc trong vòng 5 ngày, dùng 100mg/2 lần/ ngày
Liều dùng cho mắc bệnh giun đũa mèo
- Sử dụng uống trong vòng 20 ngày, dùng 20mg/ 2 lần/ ngày. Thời gian điều trị có thể được kéo dài nếu thấy bệnh tái phát.
Liều dùng cho người mắc bệnh giun chỉ hoặc giun kim (Enterobius vermicularis)
- Sử dụng điều trị trong vòng 2 tuần, dùng 100mg/lần/ ngày.
Liều dùng cho người mắc bệnh giun móc (Necator hay Ancylostoma) hoặc giun tóc (Trichuris trichiura) hoặc giun Trichostrongylus
- Sử dụng điều trị trong vòng 3 ngày, uống 100mg/ lần/ngày.
Liều dùng cho người mắc bệnh giun đũa
- Bạn uống trong vòng 3 ngày, dùng 100 mg/ 2 lần uống.
Liều dùng cho người mắc bệnh giun xoắn
- Sử dụng điều trị trong vòng 3 ngày, uống 200 – 400mg/ 3 lần/ ngày. Sau đó điều trị trong vòng 10 ngày tiếp theo với 400 – 500mg/ 3 lần/ ngày.
Liều dùng cho người mắc bệnh sán kim hoặc bệnh nang sán
- Sử dụng 40 – 50mg/ kg/ ngày, dùng trong ba chia làm nhiều lần, kết hợp với kỹ thuật điều trị chọc, hút, tiêm, hút lại (PAIR), 1 tuần trước và 4 tuần sau khi PAIR.
Liều dùng đối với trẻ em
Liều dùng cho trẻ mắc bệnh giun tròn
Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Điều trị trong vòng 5 ngày, uống 100mg/ 2 lần/ ngày.
Liều dùng cho trẻ mắc bệnh giun xoắn
- Với trẻ từ 2 tuổi trở lên: Điều trị trong 3 ngày, dùng 200 – 400mg/ 3 lần/ ngày. Sau đó điều trị trong vòng 10 ngày với 400 – 500mg/3 lần/ ngày ba lần mỗi ngày trong 10 ngày. Bạn có thể cho trẻ điều trị đồng thời với steroid nếu có triệu chứng.
Liều dùng cho trẻ mắc bệnh giun đũa
- Với trẻ từ 2 tuổi trở lên: Sử dụng trong 3 ngày, uống 100mg/ 2 lần/ ngày.
Liều dùng cho trẻ em mắc bệnh giun chỉ hoặc bệnh giun kim (Enterobius vermicularis)
- Với trẻ từ 2 tuổi trở lên: sử dụng cho trẻ uống 1 lần và lặp lại trong 2 tuần, dùng 100 mg cho trẻ uống một lần và nên lặp lại trong 2 tuần.
Liều dùng cho trẻ mắc bệnh giun móc (Necator hay Ancylostoma) hoặc bệnh giun tóc (Trichuris trichiura)
- Với trẻ từ 2 tuổi trở lên: Sử dụng trong 3 ngày, uống 100mg/ 2 lần/ ngày.
Liều dùng cho trẻ nhiễm trùng Trichinella nativa
- Với trẻ 1-14 tuổi: Điều trị trong 3 ngày khởi đầu, dùng 200 mg/ 3 lần/ ngày, sau đó điều trị thêm 11 ngày với 400mg/ 3 lần/ ngày. Điều trị đồng thời với steroid có thể dùng nếu bệnh nhân có triệu chứng.
Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh giun đũa mèo:
- Với trẻ từ 2 tuổi trở lên: Sử dụng điều trị cho trẻ trong vòng 20 ngày, dùng 200 mg/ 2 lần/ ngày. Trẻ có thể điều trị bằng phương pháp kéo dài thời gian điều trị nếu thấy có biểu hiện của tái phát bệnh.
Liều dùng cho trẻ em mắc bệnh giun đũa chó mèo (Toxicariasis)
- Với trẻ từ 2 tuổi trở lên: Điều trị trong vòng 5 ngày, dùng 100 – 200mg/ 2 lần/ ngày.
Hướng dẫn cách sử dụng
Sử dụng Mebendazol bằng cách nuốt trực tiếp, nhai hay nghiền nát, trộn với thức ăn và bổ sung thêm một ly nước đầy sau khi dùng thuốc, miễn sao thuốc có thể đảm bảo tiêu hủy được trong cơ thể của bạn.
Người bệnh thường có xu hướng chủ quan khi thấy cơ thể khỏe mạnh sau khi sử dụng thuốc vài ba ngày và tự ý ngưng thuốc ngay sau đó. Cần phải sử dụng đúng chỉ định ngay cả khi bạn thấy cơ thể của mình khỏe hơn và các triệu chứng của bạn có thể bắt đầu cải thiện trước khi nhiễm trùng hoàn toàn chấm dứt. Trường hợp bạn bị nhiễm trùng do giun, thì sau khi thực hiện tẩy giun bạn nên lưu ý là phải khử trùng nhà vệ sinh và những vật dụng cá nhân của bạn, gia đình hằng ngày, để ngăn ngừa việc bị nhiễm trùng trở lại.
Lưu ý khi uống thuốc tẩy giun
Để giảm các khó chịu khi sử dụng các loại thuốc tẩy giun nói chung, thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bệnh nhân cần phải lót dạ nhẹ trước khi sử dụng thuốc để tránh sau sử dụng có cảm giác buồn nôn, chán ăn.
- Sau sử dụng, bạn cần chú ý theo dõi phân để biết kết quả sau khi tẩy, giun sẽ được thải ra ngoài thông qua đường phân.
- Nếu sau khi uống thuốc, có các triệu chứng khác thường như: buồn nôn, ngứa, mất ngủ, và sau khi tẩy giun người bệnh còn mệt mỏi, da xanh… thì cần đến cơ sở y tế để được cán bộ y tế thăm khám.
- Biện pháp tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần, chỉ có tác dụng loại trừ các loại giun ký sinh ở ruột. Còn loại ký sinh trùng di chuyển khắp cơ thể, thì rất khó bị tiêu diệt. Vì vậy việc phòng ngừa giun sán và tránh tái nhiễm là rất quan trọng.
3. Tác dụng phụ của thuốc Mebendazol
Bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn bao gồm: Đau dạ dày, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ.
Hoặc cũng có thể gặp các tác dụng phụ nguy hiểm hơn như: sốt, đau họng, mệt mỏi, co giật, suy nhược cơ thể, vàng mắt, vàng da… thì hãy cho bác sĩ biết để có thể điều chỉnh liều lượng cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Mebendazol
- Không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng để tránh gây hại đến thai nhi.
- Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh như: bệnh Crohn, bệnh gan, viêm loét đại tràng thì nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết để có những phương án phòng tránh trước khi xảy ra các vấn đề nghiêm trọng khác.
- Không sử dụng thuốc cho những người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Các giảng viên trường Cao Đẳng Dược Đắk Lắk đã cung cấp kiến thức cần thiết về thuốc Mebebdazol cho bạn đọc. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo không áp dụng tự uống thuốc. Để an toàn tốt nhất bạn nên đến thăm khám và điều trị theo liệu trình và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ