Thuốc Nitroglycerin thuộc nhóm thuốc tim mạch.

Dạng thuốc: Viên nang, viên nén, dung dịch phun mù.

Thành phần: Nitroglycerin

1. Tác dụng của thuốc Nitroglycerin

Thuốc Nitroglycerin được sử dụng trong điều trị cơn đau thắt ngực ở mọi thể, có tác dụng cắt cơn đau nhanh chóng nhờ vào cơ chế hoạt động làm giãn cơ trơn, có tác dụng rất rõ trên cả động mạch và tĩnh mạch lớn nên làm giảm sử dụng oxy cơ tim và giảm công năng cơ tim, thuốc còn làm thay đổi phân phối máu cho cơ tim, làm tăng tuần hoàn phụ cho vùng tim bị thiếu máu.

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng trong điều trị huyết áp cao khi phẫu thuật, kiểm soát suy tim sung huyết do đau tim.

Chỉ định sử dụng trong các trường hợp

  • Điều trị tim sung huyết.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Điều trị hỗ trợ trong bệnh suy tim trái nặng bán cấp.
  • Dự phòng cơn đau thắt ngực.
  • Điều trị tăng huyết áp.

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Nitroglycerin

Liều thông thường dành cho người cao huyết áp

Bạn nên tiêm 5mcg/phút sau đó tăng 10 hoặc 20mcg/phút nếu cần.

Liều thông thường bôi hậu môn

Bạn nên bôi thuốc 12 giờ/lần trong vòng 3 tuần.

Liều dùng cho trẻ em

Đối với trẻ em, liều dùng chưa được nghiên cứu và công bố vậy nên khi có ý định sử dụng thuốc cho trẻ cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Để tránh những tác dụng phụ có thể xảy đến với trẻ nhỏ cần giám sát khi cho trẻ sử dụng.

 Nitroglycerin
Thuốc  Nitroglycerin dạng xịt

Cách sử dụng

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng Nitroglycerin, một số lưu ý sau có thể hữu ích cho bạn:

Luôn ngồi xuống trước khi sử dụng Nitroglycerin nhằm hạn chế tối đa nguy cơ hạ huyết áp quá mức.

Đối với Nitroglycerin tác dụng nhanh (dạng xịt, viên ngậm dưới lưỡi) có thể dùng ngay khi có dấu hiệu đầu tiên dự báo cơn đau thắt ngực. Hãy đặt viên thuốc dưới lưỡi hoặc ở giữa má và nướu răng của bạn, có thể lặp lại mỗi 5 phút nhưng không được quá 3 viên trong 15 phút đầu, nếu triệu chứng vẫn không được cải thiện thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được cấp cứu kịp thời. Bạn có thể dùng Nitroglycerin trước khi hoạt động thể chất 5 – 10 phút để dự phòng cơn đau thắt ngực có thể xảy ra.

Đối với các dạng giải phóng kéo dài, cố gắng dùng thuốc tại một thời điểm nhất định trong ngày và không được tự ý thay đổi thời gian sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Hãy nuốt nguyên viên thuốc, không nhai hoặc làm vỡ viên vì sẽ làm vỡ cấu trúc của thuốc và có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.

Thuốc Nitroglycerin dễ dàng được hấp thụ qua đường tiêu hóa, tuy nhiên nó lại bị chuyển hóa qua gan lần đầu nên sinh khả dụng thấp, dó đó, thuốc thường được dùng ở dạng ngậm dưới lưỡi. Nếu đặt dưới lưỡi, thuốc có tác dụng ngay sau 1 – 2 phút và đạt nồng độ tối đa sau 4 phút. Ngoài dạng viên ngậm, thuốc Nitroglycerin còn có dạng uống, dạng tiêm hoặc dạng dùng ngoài da. Tuy nhiên nếu dùng các dạng thuốc này ở liều cao có thể dẫn đến tình trạng quen thuốc (nhờn thuốc).

3. Tác dụng phụ thuốc Nitroglycerin

Cơ thể có thể phản ứng dị ứng trầm trọng với thuốc bằng các dấu hiệu như phát ban, ngứa, khó thở, siết chặt ngực, sưng mặt, miệng, môi hoặc lưỡi.

  • Tiêu chảy, buồn nôn, nôn nhiều lần và kéo dài.
  • Ngất xỉu, ra mồ hôi nhiều, da tái xanh, nhợt nhạt.
  • Bồn chồn, hồi hộp, lo lắng, hạ huyết áp có kèm theo nhịp tim nhanh phản xạ hoặc không.
  • Tim đập nhanh hoặc đập nhanh chậm không đều.
  • Đau đầu nặng và dai dẳng chú ý khi có chảy máu não và chấn thương đầu (giãn mạch não).
  • Mắt mờ, miệng khô, cơ thể mệt mỏi, uể oải và yếu bất thường.
  • Da ửng đỏ nhất là ở phần da ngực, mặt, mắt và có thể tăng nhãn áp do giãn mạch ngoại vi gây nên.

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc Nitroglycerin mà gặp các dấu hiệu trên, người bệnh cần được dừng thuốc và đưa đến các trung tâm y tế ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.

4. Tương tác thuốc

Thuốc Nitroglycerin có thể tương tác với một số loại thuốc khác như Avanafil, beta-blockers, thuốc canxi, thuốc lợi tiểu, thuốc huyết áp cao, phenothiazines như thioridazine, riociguat, sildenafil, tadalafil hoặc vardenafil vì nguy cơ huyết áp thấp và chóng mặt có thể xảy ra.

Alteplase có thể làm giảm hiệu quả của thuốc Nitroglycerin.

Nguy cơ phát sinh tác dụng phụ của Nitroglycerin là rất cao nếu sử dụng nhóm thuốc có thành phần Salicylate ( như aspirin).

Heparin vì nitroglycerin sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.

Thuốc Nitroglycerin còn tương tác với một số thực phẩm, đồ uống như rượu. Bệnh nhân cần đọc trong tờ giấy hướng dẫn sử dụng hoặc nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc nếu uống thuốc Nitroglycerin thì nên ăn hoặc không nên ăn gì và uống các loại thực phẩm, nước uống nào.

 Nitroglycerin
Thuốc  Nitroglycerin

5. Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Nitroglycerin

Vì thuốc này gây hạ huyết áp và có thể gây tụt huyết áp tư thế đứng dẫn đến các triệu chứng thiếu máu não cho người già, nên cần đặc biệt lưu ý khi cho nhóm đối tượng này sử dụng.

Không sử dụng thuốc Nitroglycerin dạng phóng thích chậm để ngậm dưới lưỡi vì thuốc này có thể phát huy tác dụng chậm nên không thể có khả năng giảm đau ngay lập tức khi xuất hiện những cơn đau thắt ngực.

  • Nếu bạn có tiền sử các vấn đề về tim khác (ví dụ như suy tim, tim đập mạnh, đau tim), tuyến giáp quá mức, đột quỵ hoặc các vết máu khác trong não.
  • Nếu bạn bị thiếu máu, huyết áp thấp, mất nước, hoặc lượng máu thấp.
  • Bạn đã bị đột quỵ, chảy máu trong não và một số bệnh lý khác.

Nitroglycerin dạng viên ngậm dưới lưỡi sẽ bắt đầu có tác dụng sau 0,5 – 2 phút và có thể kéo dài tới 30 phút. Với tình huống khẩn cấp tại nhà thì nên sử dụng viên ngậm dưới lưỡi hoặc dạng xịt. Người bệnh có thể dùng thuốc nhiều lần trong ngày nếu không thấy có tác dụng phụ nào khác.

Không sử dụng thuốc cho tình trạng quá mẫn với nitrat, thiếu máu nghiêm trọng, hạ huyết áp trầm trọng, suy tuần hoàn cấp, tăng áp lực nội nhãn hay tăng áp lực nội sọ.

Liều sử dụng hàng ngày cần chia ra và điều chỉnh theo hiệu quả và sự dung nạp của tình trạng sức khỏe người bệnh.

Trong trường hợp đang được chỉ định điều trị ở liều cao, người bệnh không nên dừng liều đột ngột.

Trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ cho con bú cần cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Thông tin thuốc Nitroglycerin được các giảng viên Cao đẳng Dược Đắk Lắk – Trường Cao đẳng Bách Khoa Tây Nguyên tổng hợp phía trên chỉ mang tính chất tham khảo thêm, không thể thay thế chỉ định của những người có năng lực chuyên môn.

https://credit-n.ru/order/zaymyi-oneclickmoney.html

Để lại một bình luận