Thuốc Qapanto thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa.

Dạng bào chế: Viên nén kháng dịch dạ dày.

Thành phần: Pantoprazol.

1. Công dụng của thuốc Qapanto

Thuốc Qapanto hoạt động bằng cách làm giảm lượng axit trong dạ dày chính nhờ đó mà thuốc có tác dụng trong điều trị các vấn đề dạ dày và thực quản (như trào ngược axit).

Bên cạnh đó thuốc làm giảm các triệu chứng ợ nóng, khó nuốt và ho kéo dài. Thuốc cũng có thể được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa viêm loét dạ dày và đường ruột.

Ngoài ra thuốc còn giúp chữa các axit có hại cho dạ dày và thực quản giúp ngăn ngừa viêm loét và ngăn ngừa ung thư thực quản.

Chỉ định sử dụng trong các trường hợp

  • Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD).
  • Phòng ngừa loét do thuốc kháng viêm không steroid.
  • Tình trạng tăng tiết bệnh lý (hội chứng Zollinger-Ellison).
  • Loét đường tiêu hóa.
Qapanto
Thuốc Qapanto được chỉ định điều trị các bệnh về viêm loét dạ dày và đường ruột

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Qapanto

Cách sử dụng

Thuốc Qapanto được sử dụng qua đường uống nên thời điểm tốt nhất để uống thuốc vào mỗi buổi sáng.

Người bệnh có thể uống trước hoặc sau bữa ăn đều được vì theo công bố của nhà sản xuất thuốc này sẽ không gây kích ứng dạ dày. Tuy nhiên để thuốc phát huy tối đa tác dụng bạn nên nuốt trọn viên thuốc với một ly nước, không nên tán nhuyễn hay làm vỡ viên thuốc vì như thế sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của thuốc và rất có thể sẽ làm mất đi tính năng nào đó của thuốc. Người bệnh cần chú ý điều này với dạng viên nén của thuốc.

Bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn sử dụng đối với từng dạng thuốc khác nhau. Và sử dụng theo đúng chỉ định đó, không được tự ý thay đổi liều lượng hay thời gian điều trị.

Liều dùng tham khảo

Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Sử dụng liều khởi đầu: Dùng từ 20 – 40mg/ ngày/ lần. Điều trị trong thời gian từ 4 tuần hoặc 8 tuần theo sự chỉ định của bác sĩ

Tiếp đó dùng liều duy trì: Dùng 20 – 40mg/ ngày/ lần.

Liều dùng đối với trường hợp tái phát

Sử dụng 20mg/ ngày/ lần.

Bệnh viêm thực quản ở mức độ trung bình hoặc nặng do trào ngược dịch dạ dày

Sử dụng 40mg/ ngày/ lần.

Liều dùng điều trị cho bệnh nhân loét đường tiêu hóa

Loét dạ dày lành tính (liều tham khảo): Sử dụng 40mg/ ngày/ lần. Điều trị trong khoảng thời gian từ 4 – 8 tuần theo sự chỉ định của bác sĩ

Loét tá tràng (liều tham khảo): Dùng 40mg/ngày/lần. Điều trị theo chỉ định của bác sĩ trong khoảng từ 2 – 4 tuần.

Liều dùng cho người mắc viêm loét dạ dày do nhiễm Helicobacter pylori 

Dùng kết hợp 40mg Patoprazol 2 lần/ngày với 500mg Clarithromycin 2 lần/ngày và 1g Amoxicillin 2 lần/ngày hoặc 400mg Metronidazol 2 lần/ngày.

Phòng ngừa loét do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid

Liều tham khảo sử dụng 20mg/ ngày/ lần.

Hội chứng Zollinger – Ellison

Dùng liều khởi đầu: Sử dụng hàng ngày, dùng 80mg/ngày 2 lần

Những ngày tiếp theo: Dùng từ 80 – 240mg/ ngày.

Liều dùng cho bệnh nhân bị suy gan

Liều tối đa không vượt quá 20mg/ngày hoặc 40mg/ngày đối với liều cách ngày.

Liều dùng cho bệnh nhân bị suy thận

Liều tối đa không vượt quá 40mg/ngày.

Qapanto
Thuốc Qapanto

3. Tác dụng phụ của thuốc Qapanto

Nhìn chung thuốc Qapanto dung nạp tốt ngay cả khi điều trị với thời gian dài. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra những tác dụng phụ ít nghiêm trọng như: giảm cân mà không rõ nguyên nhân, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy nhẹ, đau dạ dày, buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt, cảm giác mệt mỏi, khó ngủ (mất ngủ, ngủ gà, ngủ gật).

Bên cạnh đó cũng có những tác dụng phụ nguy hiểm hơn nhưng tuy nhiên những tác dụng phụ này thường hiếm khi xảy ra:

  • Co giật cơ, đau cơ, yếu cơ, không muốn vận động.
  • Nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều, có cảm giác nghẹt thở.
  • Tiêu chảy nước hoặc có máu, viêm thận kẽ, đi tiểu có máu.
  • Cảm thấy bồn chồn, khó thở.
  • Rối loạn máu: tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.
  • Nhức đầu, khó tập trung, có vấn đề về ghi nhớ, suy nhược, chán ăn, cảm giác không ổn định, sự nhầm lẫn, xuất hiện ảo giác, ngất xỉu, co giật.
  • Viêm da tróc vẩy và một vài vấn đề về da khác.
  • Suy giảm thị giác, mắc hội chứng sợ ánh sáng.

Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ khi xuất hiện những biểu hiện lạ trong quá trình sử dụng thuốc. Nếu tình trạng của bạn nghiêm trọng cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

4. Tương tác thuốc

Qapanto
Quá trình tương tác thuốc Qapanto xảy ra với những nhóm thuốc nào?

Thuốc Qapanto có khả năng tương tác với những loại thuốc điều trị khác làm thay đổi hiệu quả của thuốc sau khi sử dụng thuốc đồng thời làm gia tăng tỉ lệ xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc có khả năng tương tác mạnh với Qapanto bao gồm:

  • Warfarin: Sử dụng warfarin cùng với Thuốc Qapanto có thể làm tăng nguy cơ chảy máu bất thường và tử vong do Warfarin sẽ làm tăng chỉ số INR và thời gian prothrombin. 
  • Digoxin, thuốc lợi tiểu: Qapanto khi sử dụng cùng với Digoxin có thể làm hạ magnesi huyết gây hại cho sức khỏe người dùng.
  • Thuốc có độ hấp thu phụ thuộc pH của dạ dày: có thể làm giảm hoặc làm tăng độ hấp thụ của thuốc khi sử dụng đồng thời thuốc Qapanto cùng với các loại thuốc có độ hấp thu phụ thuộc pH của dạ dày như muối sắt, Ampicillin ester, Ketoconazol.
  • Sucralfat có khả năng làm chậm hấp thu và ức chế hoạt động chữa bệnh của Qapanto. Do đó bạn cần uống thuốc ít nhất 30 phút trước khi sử dụng Sucralfat.

5. Những lưu ý trong quá trình sử dụng của thuốc Qapanto

  • Đối với trường hợp chữa bệnh với liều cao hoặc sử dụng thuốc với thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương sống, xương hông và xương cổ tay. Nên phải chú ý khi sử dụng thuốc Qapanto cho những người cao tuổi. Và người bệnh cũng cần bổ sung vitamin D và canxi để tránh những ảnh hưởng về xương của thuốc.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ cần lưu ý không sử dụng thuốc để hạn chế những rủi ro cho thai nhi và trẻ nhỏ.
  • Nếu đã sử dụng thuốc thì bạn không nên lái xe hoặc vận hành máy móc bởi thuốc sẽ gây rối loạn thị giác và choáng váng như vậy sẽ rất nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Những người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc cũng không nên sử dụng thuốc Qapanto để điều trị bệnh.

Các thông tin về thuốc Qapanto được Cao đẳng Dược Đắk Lắk chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ định của các bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả của thuốc.

https://credit-n.ru/kredit/kredit-rosbank.html

Để lại một bình luận