- Thuốc No-Spa là thuốc gì? Có tác dụng như thế nào?
- Công dụng của thuốc Procare mang lại là gì?
- Thuốc Neurobion: Chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ
Thuốc Alverin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa.
Dạng thuốc: Viên nén, viên nén bao phim.
Thành phần: Alverine citrate.
1. Tác dụng của thuốc Alverin
Thuốc Alverin là một loại thuốc chống co thắt được sử dụng để làm giảm chứng sưng phù và cơn đau co thắt ở phần dạ dày dưới. Các triệu chứng này thường liên quan với các bệnh đường ruột, hội chứng co thắt ruột kết và bệnh túi thừa.
Bên cạnh đó thuốc Alverin cũng có thể được sử dụng làm giảm các cơn đau bụng kinh. Thuốc tác động trên các cơ ở bụng dưới, giúp các cơ này dãn ra.
Chỉ định sử dụng trong các trường hợp
Điều trị các biểu hiện đau hay co thắt vùng tiết niệu – sinh dục (đau bụng kinh, đau khi sinh, đau quặn thận và đau đường niệu, dọa sẩy thai, sanh khó).
Điều trị các triệu chứng đau do rối loạn chức năng đường tiêu hóa và đường mật.
2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Alverin
Thuốc Alverin hiện có hai loại hàm lượng là viên nang 60mg và 120mg. Đối với hàm lượng thuốc 120mg thì bao bì sản phẩm sẽ có thêm chữ “ Forte” sau tên thuốc.
Thuốc có thể uống chung với nước và bạn đều có thể dùng Alverin trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn đều được.
Liều dùng đối với người lớn
Liều dùng cho người mắc chứng co thắt đường dạ dày, ruột, đau bụng do kinh nguyệt: Mỗi ngày uống từ 1 – 3 lần, sử dụng 60 – 120mg.
Liều dùng đối với trẻ em
Liều dùng cho trẻ em mắc chứng co thắt đường dạ dày, ruột: Dùng 1 – 3 lần mỗi ngày, sử dụng 60 – 120mg.
Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi khi chưa có chỉ định của thầy thuốc. Vì hiện nay chưa có công bố rõ ràng về liều lượng sử dụng và các tác dụng phụ có thể xảy ra đối với lứa tuổi này. Nên cần hết sức cẩn trọng khi có ý định sử dụng cho trẻ.
3. Tác dụng phụ của thuốc Alverin
Khi dùng bất kỳ một loại thuốc nào, nếu sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ đối với người sử dụng. Một số triệu chứng có thể xuất hiện như:
- Cảm giác mệt mỏi hoặc choáng váng.
- Đau đầu.
- Các phản ứng dị ứng, bao gồm ngứa ngáy hoặc phát ban da.
- Khó thở, thở hụt hơi, thở khò khè, sưng mặt và các bộ phận khác trên cơ thể, các phản ứng dị ứng nghiêm trọng; bởi vì các phản ứng dị ứng nghiêm trọng đã từng được ghi nhận.
- Vàng da và mắt, bởi vì tình trạng viêm gan đã từng được ghi nhận.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ nếu bạn thấy xuất hiện những biểu hiện lạ trong quá trình sử dụng thuốc hoặc có bất cứ thắc mắc nào về tác dụng không mong muốn của thuốc.
4. Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Alverin
Người bệnh cần xem xét tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử mắc bệnh để tránh những ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc. Những người mắc những triệu chứng như: táo bón nặng, đi tiểu ra máu, sốt, bị chảy máu hoặc tiết dịch bất thường ở âm đạo, cảm thấy khó tiểu tiện hoặc đau khi tiểu tiện,…phải thông báo với bác sĩ để có chỉ định dùng thuốc chính xác.
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Trước khi dùng thuốc Alverin, bạn nên:
- Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với hoạt chất (thuốc alverine citrat) hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc này;
- Báo với bác sĩ nếu bạn mắc chứng tắc ruột hoặc có vấn đề về ruột non.
5. Tác hại của việc lạm dụng đau bụng kinh và những biện pháp giúp giảm đau bụng kinh
Đau bụng kinh là một triệu chứng rất phổ biến ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản hoặc các bạn gái mới bắt đầu có kinh. Nguyên nhân là do sự co thắt của cơ tử cung để đẩy máu kinh từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo.
Tác hại đáng sợ khi lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh
Tổn thương gan
Trong thành phần thuốc giảm đau thường có chứa paracetamol, đây là chất có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng khi liều lượng sử dụng quá nhiều và thường xuyên.
Khi gan bị tổn thương sẽ khiến các nàng thường cảm thấy buồn nôn, chán ăn, da dẻ xanh xao, sút cân nhanh chóng…nên tránh hoặc hạn chế uống rượu khi dùng thuốc.
Viêm loét dạ dày
Các loại thuốc giảm đau bụng kinh thường chứa một số thành phần có khả năng làm màng chất nhầy trong hệ tiêu hóa, dạ dày bị bào mòn. Khi chất nhầy bảo vệ bị suy giảm thì acid dạ dày sẽ tấn công niêm mạc và gây loét. Ngoài ra các dẫn chất nhầy khi ở môi trường acid dạ dày rất khó tan, sẽ kết tụ thành từng đám, tinh thể acid trong dạ dày sẽ kích ứng trực tiếp gây loét. Vì vậy, nếu thường xuyên dùng thuốc giảm đau này trong những “ngày đèn đỏ” sẽ dẫn đến loét dạ dày thậm chí có thể gây ra xuất huyết hệ tiêu hóa, nguy hiểm đến tính mạng.
Ảnh hưởng khả năng sinh sản
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Harvard (Mỹ), uống thuốc giảm đau bụng kinh nguyệt hay thuốc tránh thai quá thường xuyên sẽ làm lớp nội mạc tử cung mỏng dần. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em về sau này.
Một số cách giúp giảm đau bụng kinh
Sử dụng “thần dược” gừng tươi
Bản chất của gừng tươi là có tinh nóng. Do đó gừng sẽ giúp cho bạn làm dịu các cơn đau nhờ vào tính nóng của chúng. Đây chính là cách làm giảm đau bụng kinh khá hiệu quả. Cách làm là chị em chỉ cần giã nát gừng hoặc xắt thành từng lát mỏng rồi đắp lên vùng bụng dưới trong khoảng 5 -7 phút.
Ngoài ra uống trà gừng hoặc pha chế gừng tươi với mật ong trộn đều sau đó ăn kèm với cơm cũng là 1 cách làm không hề tồi.
Tắm nước nóng, chườm túi nóng, uống nước ấm
Với đau bụng kinh, nhiệt độ có tác động khá sâu sắc. Bên cạnh việc uống nước, trà nóng, chườm bụng, bạn cũng có thể tìm thấy những phút giây thoải mái dưới làn nước nóng.
Chườm nước nóng hoặc đắp khăn ấm vào phần bụng dưới để máu lưu thông tốt hơn, giảm nhanh những cơn đau.
Vào những “ngày đèn đỏ”, các nàng cần thường xuyên uống nước (mỗi ngày ít nhất 2 lít), tốt nhất là nước ấm.
Massage nhẹ nhàng
Những động tác xoa bóp vùng bụng dưới nhẹ nhàng khiến cơ bụng giãn ra, giảm co thắt đột ngột – vốn là nguyên nhân chính gây đau bụng kinh.
Hãy xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, thực hiện từ từ với áp lực vừa phải trong vòng một phút. Có thể bôi thêm dầu để cơn đau giảm nhanh hơn.
Biết được tác hại của việc lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh, hy vọng các chị em sẽ thay đổi và tìm được cho mình một biện pháp vượt qua những “ngày đèn đỏ” an toàn hơn.
Tất cả các thông tin về thuốc Alverin được giảng viên Cao đẳng Dược Đắk Lắk – Trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên chia sẻ trên đây đều mang tính chất tham khảo không có tác dụng thay thế chỉ định hoặc tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ.
https://credit-n.ru/offers-zaim/glavfinance-online-zaymi.html