- Liều dùng và cách sử dụng của Thuốc Vinpocetin
- Những lưu ý về thuốc Quinrox
- Thuốc Paccemin trị cảm cúm, nhức đầu, hạ sốt, giảm đau
Thuốc Maltofer thuộc nhóm thuốc tác dụng đối với máu.
Dạng bào chế: Viên nén nhai, siro, uống giọt.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 1 lọ x 150ml, hộp 1 chai 30ml có gắn dụng cụ nhỏ giọt.
1. Tác dụng của thuốc Maltofer
Thuốc Maltofer thường được dùng để trong trường hợp thiếu sắt kèm hoặc không kèm thiếu máu. Thuốc này còn được dùng để dự phòng thiếu sắt trong thời kỳ mang thai.
2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Maltofer
Liều lượng sử dụng cho người lớn, trẻ em trên 12 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Maltofer dạng viên
Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
- Liều dùng để đều trị khi có các biểu hiện thiếu sắt: Mỗi ngày bạn sử dụng 1 – 3 lần, 1 lần/1 viên nén nhai, dùng trong vòng 3 – 5 tháng cho đến khi chỉ số haemoglobin trở lại bình thường. Khi đó nên tiếp tục điều trị trong vài tuần với 1 viên nén nhai mỗi ngày.
- Liều dùng để điều trị thiếu sắt và dự phòng thiếu sắt: bạn dùng 1 viên nén nhai mỗi ngày.
Đối với phụ nữ có thai
- Liều dùng để điều trị biểu hiện thiếu sắt: Mỗi ngày bạn sử dụng 1 – 3 lần, 1 lần/1 viên nén nhai, dùng trong vòng 3 – 5 tháng cho đến khi chỉ số haemoglobin trở lại bình thường. Khi đó nên tiếp tục điều trị trong vài tuần với 1 viên nén nhai mỗi ngày cho đến cuối thai kỳ
- Liều dùng để điều trị thiếu sắt và dự phòng thiếu sắt: bạn dùng 1 viên nén nhai mỗi ngày.
Maltofer dạng siro
Đối với trẻ trên 12 tuổi, người lớn và phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Liều dùng để điều trị biểu hiện thiếu sắt: Sử dụng 10 – 30ml/ngày (100-300mg sắt). Phụ nữ có thai thì nên sử dụng 20 – 30ml/ngày (200-300mg sắt). Điều trị khoảng 3-5 tháng cho đến khi trị số haemoglobin trở lại bình thường. Sau đó, bạn nên tiếp tục điều trị trong vài tuần, với phụ nữ có thai ít nhất cho đến cuối thai kỳ với liều dùng như thiếu sắt tiềm ẩn.
- Liều dùng để điều trị thiếu sắt tiềm ẩn: Sử dụng 5 – 10ml/ngày (50 – 100mg sắt). Phụ nữ mang thai dùng 10ml/ngày (100mg sắt). Điều trị trong khoảng 1-2 tháng.
- Liều thông thường để điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai: Sử dụng 5 – 10ml/ngày (50 – 100mg sắt).
Maltofer dạng bào chế uống giọt
- Liều dùng để điều trị biểu hiện thiếu sắt: Sử dụng từ 40 – 120 giọt/ngày (100 – 300mg sắt). Phụ nữ có thai dùng 80 – 120 giọt/ngày (200 – 300mg sắt ). Điều trị khoảng 3 – 5 tháng cho đến khi trị số haemoglobin trở lại bình thường. Sau đó nên tiếp tục điều trị trong vài tuần, với phụ nữ có thai ít nhất cho đến cuối thai kỳ với liều dùng như thiếu sắt tiềm ẩn.
- Liều dùng để điều trị thiếu sắt tiềm ẩn: Sử dụng 20 – 40 giọt/ngày (50 – 100mg sắt). Phụ nữ mang thai dùng 40 giọt/ngày (100mg sắt). Điều trị khoảng 1 – 2 tháng.
- Liều dùng để điều trị dự phòng: Sử dụng 4 – 6 giọt/ngày (10 – 15mg sắt). Phụ nữ mang thai dùng 20 – 40 giọt/ngày (50-100mg sắt).
Maltofer dạng siro
Đối với trẻ dưới 1 tuổi
Liều dùng để điều trị biểu hiện thiếu sắt: Cho trẻ sử dụng 2,5 – 5ml/ngày (25 – 50mg sắt).
Đối với trẻ từ 1 – 12 tuổi
- Liều dùng để điều trị biểu hiện thiếu sắt: cho trẻ dùng 5 – 10ml/ngày (50 – 100mg sắt).
- Liều dùng để điều trị thiếu sắt tiềm ẩn: cho trẻ dùng 2,5 – 5ml/ngày (25 – 50mg sắt).
Maltofer dạng uống giọt
Đối với trẻ dưới 1 tuổi
- Liều dùng để điều trị biểu hiện thiếu sắt: bạn cho trẻ dùng 10 – 20 giọt/ngày (25 – 50mg sắt).
- Liều dùng để điều trị thiếu sắt tiềm ẩn: bạn cho trẻ dùng 6 – 10 giọt/ngày (15 – 25mg sắt)
- Liều thông thường để điều trị dự phòng: Cho trẻ sử dụng 2 – 4 giọt/ngày (5 – 10mg sắt).
Đối với trẻ từ 1 – 12 tuổi
- Liều dùng để điều trị biểu hiện thiếu sắt: Cho trẻ sử dụng 20 – 40 giọt/ngày (50 – 100mg sắt).
- Liều dùng để điều trị thiếu sắt tiềm ẩn: Cho trẻ sử dụng 10 – 20 giọt/ngày (25 – 50mg sắt)
- Liều dùng để điều trị dự phòng: Cho trẻ sử dụng 4 – 6 giọt/ngày (10 – 15mg sắt).
Thuốc Maltofer dạng viên có thể chia thành liều hàng ngày thành nhiều lần hoặc dùng 1 lần duy nhất. Bạn có thể nhai hoặc nuốt cả viên thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn.
Thuốc Maltofer dạng siro và nhỏ giọt có thể chia nhỏ liều hoặc dùng 1 liều duy nhất đều được. Các thuố này bạn có thể dùng trong hoặc ngay sau bữa ăn. Bên cạnh đó đối với dạng bào chế này có thể trộn với nước trái cây hoặc nước rau hay trộn với sữa để dùng dễ hơn.
3. Tác dụng phụ của thuốc Maltofer
Thuốc Maltofer có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm:
- Phân sẫm màu do sự đào thải sắt không có ý nghĩa về lâm sàng.
- Táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, rối loạn dạ dày, khó tiên, nôn, phát ban (mề đay, ngoại ban, ngứa).
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể xảy ra nếu sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc với nhau. Việc tương tác thuốc có thể dẫn đến sự gia tăng của các tác dụng phụ cho người sử dụng hoặc làm giảm hiệu suất của thuốc sau khi dùng. Dưới đây là một vài loại thuốc có thể xảy ra tương tác với thuốc Maltofer.
- Folic và sulphasalazin: Hấp thu folic có thể bị giảm.
- Folic và thuốc tránh thai uống: Các thuốc tránh thai uống làm giảm chuyển hóa của folat và gây giảm folat và vitamin B12 ở một mức độ nhất định.
- Acid folic và các thuốc chống co giật: Nếu dùng acid folic để nhằm bổ sung thiếu folat có thể do thuốc chống co giật gây ra thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
- Acid folic và cotrimoxazol: Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.
5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Maltofer
Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
- Bệnh hồng cầu hình liềm.
- Haemochromatosis (rối loạn gây ra do cơ thể hấp thu quá nhiều chất sắt từ chế độ ăn uống).
- Rối loạn sử dụng sắt.
- Thiếu máu tán huyết hoặc thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt vitamin B12.
- Hemosiderosis (tình trạng lắng đọng sắt quá nhiều ở các mô như gan, phổi…).
Người bệnh đang bị nhiễm trùng hoặc ung thư cũng nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng thuốc.
Nếu người có lượng sắt bình thường tránh dùng thuốc kéo dài.
Cơ thể người bệnh không dung nạp thuốc thì nên ngưng sử dụng thuốc.
Những thông tin về tác dụng, liều dùng thuốc Maltofer được dược sỹ Cao đẳng Dược Tây Nguyên – Trường Cao đẳng Bách Khoa Tây Nguyên cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân không được tự ý áp dụng những thông tin này, việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ và những người có chuyên môn.
https://credit-n.ru/order/zaymyi-narodnaja-kazna-leads.html