CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
- Hiểu được các kiến thức chuyên môn trong việc tiếp đón người bệnh, các thủ tục hành chính, nội quy của các cơ sở y tế;
- Nắm vững kiến thức về các dấu hiệu sinh tồn, chất thải, tình trạng ăn – uống, trạng thái tâm – sinh lý của người bệnh;
- Hiểu rõ các kiến thức về chuyên môn về lập kế hoạch chăm sóc người bệnh, sơ cứu và cấp cứu ban đầu;
- Hiểu rõ các công việc hành chính, quản lý hồ sơ sổ sách, bệnh án theo sự phân công;
- Có kiến thức về các loại dụng cụ, thuốc men, trang thiết bị trong khoa, phòng, đơn vị;
- Nắm vững các chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong điều kiện chuyên môn cụ thể;
- Có kiến thức cơ bản về tin học và ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Tiếp đón được người bệnh, làm các thủ tục hành chính, hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh thực hiện nội quy của các cơ sở y tế;
- Theo dõi được các dấu hiệu sinh tồn, chất thải, tình trạng ăn – uống, trạng thái tâm – sinh lý của người bệnh… Theo dõi và báo cáo được những diễn biến bất thường cho Thầy thuốc;
- Nhận định được tình trạng người người bệnh để lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc;
- Thực hiện được các kỹ thuật chăm sóc người bệnh;
- Thực hiện được các y lệnh của thầy thuốc đối với người bệnh;
- Phụ giúp được thầy thuốc khi khám bệnh, thực hiện được các thủ thuật chẩn đoán, điều trị;
- Thực hiện được việc sơ cứu và cấp cứu ban đầu, chăm sóc được người bệnh hấp hối, giúp người bệnh vận động, luyện tập, phục hồi chức năng;
- Hướng dẫn được cho người bệnh, người nhà bệnh nhân cách tự chăm sóc sau khi khám và điều trị;
- Phổ biến được những kiến thức về phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người bệnh và người nhà bệnh nhân;
- Tham gia hướng dẫn, huấn luyện được cho nhân viên mới và học sinh y tế thực tập tại đơn vị;
- Thực hiện được các công việc hành chính, quản lý hồ sơ sổ sách, bệnh án theo sự phân công;
- Quản lý và bảo quản được các loại dụng cụ, thuốc men, trang thiết bị trong khoa, phòng, đơn vị;
- Tham gia xây dựng, lập kế hoạch và thực hiện được quy trình điều dưỡng;
- Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm phòng chống dịch và bảo vệ môi trường sức khỏe;
- Phối hợp với các nhân viên y tế khác để chăm sóc và nâng cao sức khỏe người bệnh;
- Có khả năng tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Làm việc tại các khoa phòng của phòng khám bệnh tư nhân.
- Làm việc tại các trung tâm thực hành khám chữa bệnh, các trung tâm y tế, các viện dưỡng lão, các bệnh viện.
2. Khối lượng kiến thức toàn khóa học
- Số lượng môn học: 51
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 117 tín chỉ
- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ
- Khối lượng các môn học chuyên môn: 2086 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 916 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1462 giờ
3. Nội dung chương trình
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung theo quy định của Bộ lao động thương binh và Xã hội
Giáo dục Chính trị thực hiện theo Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Chương trình môn học Giáo dục Chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Pháp luật thực hiện theo Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Pháp luật thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Tin học thực hiện theo Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Tin học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Giáo dục thể chất thực hiện theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện theo Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Quốc phòng và An ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Tiếng Anh thực hiện theo Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Tiếng Anh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng .
4.2. Xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang hoạt động phù hợp với ngành nghề đào tạo.
- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa
TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 | Văn hoá, văn nghệ Qua các phương tiện thông tin đại chúng sinh hoạt tập thể | – Ngoài giờ học hàng ngày – 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần. |
3 | Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu. | Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần. |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật. |
5 | Thăm quan, dã ngoại | Mỗi học kỳ 1 lần |
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học:
- Thực hiện theo thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy tín chỉ.
- Phòng Đào tạo, Khảo thí và các Khoa có trách nhiệm tổ chức thi, kiểm tra kết thúc môn học cho Sinh viên.
4.4. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp
- Tích lũy đủ số tín chỉ trong chương trình học theo quyết định của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên.
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trong thời gian bị đình chỉ học tập.
- Sau khi được xét công nhận tốt nghiệp sinh viên được cấp bảng điểm và bằng tốt nghiệp trình độ Cao đẳng với danh hiệu “ Cử nhân Thực hành Điều dưỡng”
4.5. Các chú ý khác
- Trên cơ sở số môn học trong chương trình dạy, xây dựng kế hoạch đào tạo của khóa học, tiến độ năm học và triển khai tiến độ thực hiện hàng tuần, hàng tháng đảm bảo mục tiêu, nội dung chương trình được phê duyệt.
- Khi thực hiện các bài giảng cần phải vận dụng phù hợp đối với các “điều kiện thực hiện” của mỗi môn học, vận dụng linh hoạt để đảm bảo cho sinh viên đạt được mục tiêu chung của chương trình đã được phê duyệt.
- Thực hành nghề nghiệp tại cơ sở để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ của sinh viên. Do vậy việc lựa chọn hình thức thực hành cũng như phân bổ thời gian tùy điều kiện từng cơ sở có thể lựa chọn hình thức cho phù hợp nhưng đảm bảo thời lượng đã phê duyệt.