Tên ngành: Quản trị văn phòng (Office management).
Mã ngành: 6340403.
Trình độ đào tạo: Cao đẳng.
Hình thức đào tạo: Chính quy.
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.
Thời gian đào tạo: 3 năm.
1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo cử nhân trình độ cao đẳng chuyên ngành Quản trị văn phòng và Lưu trữ có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe và ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Nắm vững quy định của nhà nước về lĩnh vực quản trị văn phòng, văn thư lưu trữ. Có khả năng tổ chức, sắp xếp và điều hành hoạt động văn phòng và công tác văn thư – lưu trữ trong cơ quan, tổ chức trên cơ sở vận dụng kiến thức về quản trị học và các quy định hiện hành của nhà nước. Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ văn phòng như: soạn thảo văn bản hành chính, thư tín, hợp đồng,… ứng dụng các phần mềm phục vụ công tác văn phòng như: Word, Excel, Power point…; Quản lý hồ sơ, công văn, giấy tờ bằng các phần mềm ứng dụng; thu thập, xử lý thông tin; sắp xếp lịch làm việc và tổ chức các chuyến đi công tác cho lãnh đạo cơ quan; tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm cho hoạt động của cơ quan, đơn vị,… Sử dụng thành thạo các trang thiết bị văn phòng hiện đại như: máy tính điện tử, máy photo, máy fax, máy scan…Có kiến thức cơ bản về tin học và công nghệ thông tin nhằm phân tích, thiết kế, xây dựng và triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hóa công tác Quản trị văn phòng và Công tác văn thư – lưu trữ.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
1.2.1. Kiến thức:
– Hiểu và trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn…tạo tiền đề cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở trình độ cao.
– Có kiến thức cơ bản về quản trị học và quản trị văn phòng để tổ chức và điều hành công tác văn phòng và văn thư- lưu trữ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp…
– Nắm kiến thức cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước, quản lý hành chính và hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực hành chính – văn phòng và văn thư- lưu trữ.
– Nhận thức tốt vị trí, vai trò của công tác quản trị văn phòng và công tác văn thư – lưu trữ trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.
– Trình bày, mô tả được quy trình tác nghiệp, cách thực hiện các kỹ năng, nghiệp vụ hành chính văn phòng và văn thư, lưu trữ.
– Vận dụng kiến thức về công nghệ thông tin nhằm nghiên cứu, phân tích, thiết kế, triển khai và xây dựng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị văn phòng và công tác văn thư – lưu trữ.
1.2.2. Kỹ năng:
– Có năng lực thực hiện được các kỹ năng, nghiệp vụ hành chính văn phòng như: Tham mưu, tổng hợp, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động quản lý; soạn thảo văn bản; quản lý hồ sơ, giấy tờ, con dấu; tổ chức hội nghị, hội thảo; sắp xếp lịch làm việc và tổ chức các chuyến đi công tác cho lãnh đạo,…
– Sử dụng được các trang thiết bị văn phòng hiện đại và các chương trình phầm mềm ứng dụng trong công tác văn thư, lưu trữ và công tác quản trị văn phòng.
1.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo Quản trị Văn phòng – Lưu trữ có năng lực tự chủ và trách nhiệm:
– Có năng lực độc lập và hợp tác để quản lý, triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản quản lý Nhà nước về các lĩnh vực, chế độ chính sách, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ trong cơ quan, tổ chức; công tác văn thư, lưu trữ và văn phòng hiện đại; điều hành công việc văn phòng trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; công ty và doanh nghiệp.
– Thành thạo các kỹ thuật nghiệp vụ: tham mưu, tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý; soạn thảo văn bản; tổ chức triển khai điều hành hội nghị; thực hiện các tác nghiệp chuyên môn về công tác văn thư, lưu trữ, thư ký văn phòng; kỹ năng giao tiếp trong công sở; kỹ năng kiểm tra, đánh giá công tác văn thư, lưu trữ và văn phòng.
– Sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị văn phòng hiện đại và các phần mềm tin học thông dụng trong công tác văn phòng để trao đổi thông tin nghiệp vụ.
1.3. Cơ hội việc làm:
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị văn phòng và Lưu trữ có thể có thể làm việc tại Văn phòng các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các doanh nghiệp với các vị trí cụ thể như: Thư ký/Trợ lý tổng hợp, Cán bộ hành chính văn phòng, Cán bộ hành chính nhân sự, cán bộ văn thư – lưu trữ, lễ tân văn phòng, …; Có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm; Có thể tiếp tục liên thông lên bậc đại học và các bậc học cao hơn.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
- Số lượng môn học: 44.
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 101 tín chỉ
- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1976 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 644 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1666 giờ
3. Nội dung chương trình:
4.1. Các môn học chung theo quy định của Bộ lao động thương binh và Xã hội
4.2. Xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
– Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang hoạt động phù hợp với ngành nghề đào tạo.
– Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa
TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 | Văn hoá, văn nghệ Qua các phương tiện thông tin đại chúng sinh hoạt tập thể | – Ngoài giờ học hàng ngày – 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần. |
3 | Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu. | Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần. |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật. |
5 | Thăm quan, dã ngoại | Mỗi học kỳ 1 lần |
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học:
– Thực hiện theo thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích tín chỉ.
– Phòng Đào tạo, Khảo thí và các Khoa có trách nhiệm tổ chức thi, kiểm tra kết thúc môn học cho Sinh viên.
4.4. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp
– Tích lũy đủ số tín chỉ trong chương trình học theo quyết định của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên.
– Hoàn thành chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp theo yêu cầu trong chương trình đào tạo.
– Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trong thời gian bị đình chỉ học tập.
4.5. Các chú ý khác
– Trên cơ sở số môn học trong chương trình dạy, xây dựng kế hoạch đào tạo của khóa học, tiến độ năm học và triển khai tiến độ thực hiện hàng tuần, hàng tháng đảm bảo mục tiêu, nội dung chương trình được phê duyệt.
Khi thực hiện các bài giảng cần phải vận dụng phù hợp đối với các “điều kiện thực hiện” của mỗi môn học vận dụng linh hoạt để đảm bảo cho sinh viên đạt được mục tiêu chung của chương trình đã được phê duyệt.
Thực hành nghề nghiệp tại cơ sở để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ của sinh viên. Do vậy việc lựa chọn hình thức thực hành cũng như phân bổ thời gian tùy điều kiện từng cơ sở có thể lựa chọn hình thức cho phù hợp nhưng đảm bảo thời lượng đã phê duyệt.