1. Tác dụng của thuốc smecta trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em

Thuốc smecta thuộc nhóm thuốc điều trị tiêu chảy. Thuốc có tác dụng điều trị tiêu chảy cấp tính và mạn tính ở trẻ em và người lớn. Ngoài ra, thuốc smecta còn được dùng để điều trị các chứng trào ngược dạ dày, thực quản ở trẻ sơ sinh do có tác dụng bảo vệ màng nhầy.

Thuốc smecta có tác dụng rút ngắn đáng kể thời gian trẻ bị tiêu chảy, giảm lượng phân thải ra khi trẻ bị tiêu chảy cấp tính và làm tăng khả năng phục hồi đáng kể chỉ sau vài ngày dùng thuốc. Ngoài ra, thuốc smecta còn có tác dụng tăng hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột, hút các chất độc, vi khuẩn, virus và các tác nhân gây nhiễm trùng tồn tại trong đường ruột.

Thuốc smecta không được hấp thụ ở trong ruột và sẽ được thải ra theo đường tiêu hóa. Thuốc không gây cản quang, không nhuộm màu phân, không làm ảnh hưởng tới thời gian vận chuyển sinh lý của ruột.

Thuốc smecta điều trị hiệu quả tiêu chảy cấp ở trẻ

Thuốc smecta điều trị hiệu quả tiêu chảy cấp ở trẻ

2. Liều dùng thuốc smecta để điều trị tiêu chảy ở trẻ em

Đối với thuốc dạng bột

  • Trẻ dưới 1 tuổi: dùng 1 gói/ngày
  • Trẻ từ 1-2 tuổi: dùng 1-2 gói thuốc/ngày
  • Trẻ trên 2 tuổi: dùng 2-3 gói thuốc/ngày

Bạn có thể pha thuốc trong 50 ml nước rồi cho trẻ uống hoặc trộn thuốc trong những thức ăn dạng lỏng, sệt như các loại trái cây, các loại súp rau, nước canh, thức ăn dành dành cho trẻ em.

Thuốc có dạng dung dịch

  • Trẻ dưới 1 tuổi: 3 muỗng cà phê (3 x 5 ml)/ngày
  • Trẻ từ 1-2 tuổi: 3-6 muỗng cà phê (3-6 x 5 ml)/ngày
  • Trẻ trên 2 tuổi: 2-3 muỗng canh (2-3 x 15 ml)/ngày

Thuốc smecta có chứa diosmectite nên khi sử dụng thuốc dạng dung dịch cho trẻ thì bạn nên chú ý lắc thật đều.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc smecta cho trẻ em

Khi sử dụng thuốc smecta để điều trị tiêu chảy ở trẻ em, bạn nên cho trẻ uống bù nước hoặc điện giải để bổ sung lượng nước bị mất do tiêu chảy. Nếu không kết hợp bù nước, trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, biếng ăn, kém hấp thu chất dinh dưỡng và lâu khỏi bệnh. Thiếu nước cũng có thể khiến cơ thể trẻ mất cân bằng các chất điện giải, gây suy nhược.

Chống chỉ định dùng thuốc smecta với những trường hợp trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc cơ thể trẻ không dung nạp được fructose do trong thành phần của thuốc chứa glucose và saccharose.

Trong trường hợp trẻ đang uống các loại thuốc khác, thực phẩm chức năng hoặc thảo dược, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc smecta. Nguyên nhân là do thuốc có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoặc khả năng hấp thu các loại thuốc trẻ đang uống.

Ngoài ra, thuốc smecta có thể làm thay đổi hay khả năng hấp thụ hoặc gia tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc khác. Vì vậy, bạn nên tham khảo các loại thuốc có thể tương tác với thuốc smecta để tránh xảy ra tình trạng tương tác thuốc. Bạn cũng cần tìm hiểu để tránh những loại nước uống, thực phẩm có khả năng tương tác với thuốc smecta.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đọc kỹ nhãn thuốc để nắm rõ về liều lượng, liệu trình dùng thuốc cho trẻ. Trong trường hợp quên dùng một liều thuốc, bạn không nên cho trẻ dùng gấp đôi liều đã quy định để bù vào. Không cho trẻ dùng thuốc quá liều hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

Bạn nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, mát mẻ, tránh ẩm mốc và ánh sáng. Không bảo quản thuốc trong ngăn đá tủ lạnh hoặc nhà tắm. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em, vật nuôi và không dùng thuốc quá hạn sử dụng. 

Bạn có thể pha thuốc smecta với nước rồi cho trẻ uống

4. Một số tác dụng phụ của thuốc smecta

Thuốc smecta có thể gây táo bón, nôn mửa, đắng miệng, khó tiêu, đầy hơi. Trong một số trường hợp rất hiếm gặp, thuốc có thể gây dị ứng như nổi mề đay, ngứa, phát ban, nổi hạch. Bạn có thể tự mua thuốc smecta tại các nhà thuốc để điều trị bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ nhưng nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc hoặc khi xuất hiện những tác dụng phụ của thuốc.

Những thông tin về liều dùng thuốc Smecta cho trẻ em được tư vấn bởi các chuyên gia là giảng viên Cao đẳng Dược Đắk Lắk – Trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên và chỉ mang tính tham khảo. Trong trường hợp dùng thuốc mà bệnh tiêu chảy không thuyên giảm hoặc trẻ xuất hiện những dấu hiệu như chán ăn, bỏ bú, sốt cao, khát nước, phân có máu… thì bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị kịp thời.

https://credit-n.ru/offers-zaim/dozarplati-srochnye-zaimi-online.html

Để lại một bình luận