Site icon Trường Cao đẳng Bách Khoa Tây Nguyên

Cách sử dụng thuốc Imodium như thế nào?

Thuốc Imodium thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc được nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan, hiện có bán tại các nhà thuốc.

Dạng bào chế: viên nang

Đóng gói: hộp 25 vỉ x 4 viên.

Thành phần: Loperamide

1. Công dụng và chỉ định của thuốc Imodium

Thuốc Imodium với cơ chế hoạt động làm chậm sự chuyển động của ruột, từ đó giảm số lần đi ngoài và làm cho lượng phân ít hơn. Nhờ đó thuốc có tác dụng kiểm soát các triệu chứng của tiêu chảy, tiêu chảy đột ngột (thường được các khách du lịch mang theo).

Chỉ định dùng trong các trường hợp

2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Imodium

Liều lượng dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi khi bị tiêu chảy cấp

Sau lần đầu tiên đi phân lỏng bạn, uống ngay 30ml.

Ở những lần đi phân lỏng tiếp sau đó, uống 15ml.

Tuyệt đối không được uống quá 60ml trong vòng 1 ngày.

Liều lượng dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi mắc tiêu chảy mãn tính

Dùng 1 ngày chia làm nhiều lần, hoặc sử dụng 4 – 8mg/ngày/lần.

Liều dùng thuốc Imodium cho trẻ em như thế nào?

Liều lượng sử dụng cho trẻ em 9 – 11 tuổi

Sau lần đi phân lỏng đầu tiên bạn cho trẻ uống 15ml.

Những lần đi phân lỏng tiếp theo, mỗi lần cho trẻ uống 7,5ml.

Không dùng quá liều 45ml trong vòng 1 ngày.

Liều dùng thuốc cho trẻ 6 – 8 tuổi

Sau lần đi phân lỏng đầu tiên bạn cho trẻ uống 15ml.

Những lần đi phân lỏng tiếp theo, mỗi lần cho trẻ uống 7,5ml.

Không dùng quá liều 30ml trong vòng 24 giờ.

Đối với trẻ ở độ tuổi 2 – 5 tuổi: bạn nên hỏi bác sĩ để được tư vấn liều dùng một cách phù hợp nhất.

Bạn không nên sử dụng thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi.

Hướng dẫn cách sử dụng

Bạn nên uống thuốc với 1 ly nước đầy. Có thể uống kèm hoặc không kèm với thức ăn. Để giảm tình trạng kích ứng dạ dày (đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa…) thì bạn nên sử dụng thuốc kèm với thức ăn.

Sau 2 ngày sử dụng thuốc mà tình trạng tiêu chảy không hề thuyên giảm bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ hoặc các cơ sở y tế gần nhất ngày lập tức. Vì tiêu chảy có thể gây mất nước nghiêm trọng và nguy hiểm.

Hãy hỏi bác sĩ, dược sĩ nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình điều trị bằng thuốc Imodium.

3. Tác dụng phụ của thuốc Imodium

Khi dùng thuốc Imodium bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như

Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay nếu gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm hơn: đau dạ dày, đau bụng, đầy bụng, phát ban, ngứa ngáy, khó thở, sưng miệng, môi hoặc lưỡi.

Có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Imodium

Người mắc các triệu chứng về tiêu chảy cần phải uống nhiều nước

Bệnh nhân bị tiêu chảy sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước xảy ra. Trong trường hợp này cần có kế hoạch bù nước, điện giải cho phù hợp.

Các bệnh nhân rối loạn chức năng gan phải được theo dõi sát các dấu hiệu gây độc thần kinh trung ương vì chuyển hóa giai đoạn 1.

Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài trong vòng 48 giờ sau khi sử dụng thuốc thì bạn nên ngưng thuốc lại và hỏi bác sĩ để xác định nguyên nhân tiêu chảy từ đó có chỉ định điều trị chính xác hơn.

Người mắc bệnh táo bón, người mẫn cảm với Loperamide, trẻ em dưới 2 tuổi, tất cả đều không nên sử dụng thuốc Imodium, hoặc nếu có sử dụng thì cần có sự giám sát, chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc để điều trị tiêu chảy.

5. Cách chăm sóc trẻ em bị tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh thường gặp trong mùa hè và tập trung nhiều ở trẻ em. Vấn đề đặt ra là cần chăm sóc trẻ bị tiêu chảy thế nào cho đúng cách.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để ngừa mất nước do tiêu chảy.

Cho trẻ uống lượng nước gần như gấp đôi lượng ngày thường để bổ sung lượng nước cho cơ thể. Bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp bé nhanh chóng lấy lại sức, giảm triệu chứng bệnh. Trẻ được uống nước ngay khi mới bị tiêu chảy có thể phòng ngừa được mất nước. Nếu trẻ bị ói thì ngưng lại khoảng 10 phút, sau đó cho trẻ uống lại nhưng chậm hơn.

Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn. Tuy nhiên nếu trẻ quá “thèm”, có thể pha loãng ít nhất 3 – 4 lần.

Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung kẽm và nhiều vitamin khác.

Quá trình hệ tiêu hóa rối loạn đã khiến cơ thể quá thiếu chất và mệt mỏi. Bổ sung các vitamin và kẽm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn sau khi ốm. Cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi tìm đến sử dụng những loại vitamin hay kẽm bổ sung chất. Nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm: tinh bột, đạm, vitamin, chất khoáng và dầu mỡ

Đưa trẻ đến khám các cơ sở y tế nếu trẻ không chấm dứt tình trạng tiêu chảy sau 3 ngày.

Trẻ có các triệu chứng: sốt li bì, tay chân lạnh, nôn liên tục, có máu trong phân, không ăn, không bú, tiểu ít… thì cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất.

Xin lưu ý, những thông tin về thuốc Imodium mà Trường Cao đẳng Dược Đắk Lắk chia sẻ này chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân không được tự ý áp dụng những thông tin này, việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ và người có năng lực chuyên môn.

https://credit-n.ru/kredit/kredit-sovkombank.html

Exit mobile version