Thuốc Esomeprazole thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, có tên gọi khác là Esomeprazol, tên biệt dược Nexium.

Dạng thuốc: Bột pha tiêm, viên nén bao tan trong ruột, thuốc tiêm bột đông khô, viên nang cứng chứa vi hạt bao tan trong ruột, viên nén bao tan ở ruột, bột đông khô pha tiêm.

Thành phần: Esomeprazole sodium.

thuốc Esomeprazole
Thuốc Esomeprazole

1. Tác dụng của thuốc Esomeprazole

Với bản chất là thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton nên nó có khả năng giảm tiết acid dạ dày hiệu quả. Từ đó bệnh lý trào ngược dạ dày được giảm đi đáng kể.

Thuốc cũng có tác dụng điều trị các chứng trào ngược nặng, bệnh nhân viêm – loét dạ dày do vậy sẽ ngăn ngừa được bệnh ung thư xảy ra.

Esomeprazole có thể kết hợp với các thuốc kháng sinh khác để trị vi khuẩn HP ( như: Amocixillin, Clarithromycin…).

Một vài trường hợp bệnh nhân Zollinger-Ellison được chữa khỏi nhờ dùng Esomeprazole, Mà theo khoa học, có sự đáp ứng của bệnh với hoạt chất thuốc này. Tuy nhiên, cần phải kiên trì sử dụng thì bệnh tật mới khỏi hẳn.

2. Liều dùng và cách sử dụng

Thuốc Esomeprazole theo đường uống thường được uống trước bữa ăn ít nhất 1 giờ, mỗi ngày 1 lần.

Bạn cần nuốt trọn thuốc, không được nhai hay nghiền thuốc. Đối với viên nang bạn thấy khó uống thì có thể mở viên nang và đổ viên nang vào một cái thìa và nhanh chóng sử dụng ngay, không được để lại lần sau.

Hãy uống thuốc đều đặn để công dụng của thuốc được phát huy tối đa. Nên uống vào mỗi ngày cùng một giờ để dễ nhớ liều uống không bị quên liều. Dùng thuốc cho đến hết thời gian điều trị cho dù bạn thấy tình hình sức khỏe đã được cải thiện hơn.

thuốc Esomeprazole
Chỉ sử dụng và tiêm, truyền dung dịch trong suốt

Dung dịch pha tiêm nên được tiêm trong thời gian khoảng 3 phút. Loại bỏ ngay phần dung dịch không sử dụng. Dung dịch pha nên được dùng trong vòng 12 giờ sau khi pha và bảo quản nhiệt độ lớn hơn 25 độ C.

Dung dịch pha tiêm được truyền tĩnh mạch trong khoảng từ 10 – 30 phút. Nên loại bỏ phần dung dịch thừa không sử dụng. Dung dịch đã pha nên được kiểm tra bằng mắt thường xem có phần tử là hay biến màu trước khi dùng không. Chỉ sử dụng dung dịch trong suốt.

Báo ngay cho bác sĩ nếu bạn thấy bệnh tình không thuyên giảm hoặc trầm trọng hơn.

Liều dùng đối với người lớn

Liều dùng dành cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

  • Uống trong 4 tuần, mỗi ngày uống 1 lần. Dùng 20mg thuốc Esomeprazole.
  • Dùng trong 4 -8 tuần, mỗi ngày uống 1 lần. Dùng 24,65mg.

Liều dùng đối với  người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản và ăn mòn thực quản:

  • Đường uống: Thời gian điều trị trong khoảng 4 – 8 tuần. Uống 20 – 40mg/lần/ngày. Nếu bệnh nhân không được chữa khỏi sau lần điều trị đầu tiên bạn có thể dùng thêm thời gian trong khoản 4 – 8 tuần nữa với liều duy trì 20mg uống 1 lần/ngày.
  • Đường tiêm tĩnh mạch: tiêm trong khoảng 10 – 3- phút hoặc hơn 30 phút, tiêm 1 lần/ngày.

Liều dùng cho các bệnh nhân mắc bệnh nhiễm Helicobacter pylori

Dùng thuốc Esomeprazole theo phác độ điều trị kết hợp của 3 loại thuốc với nhau:

  • Uống 1 lần/ngày, với 40mg thuốc Esomeprazole. Hoặc cùng với Amoxicillin 1000 mg và clarithromycin 500mg điều trị trong 10 ngày, uống 2 lần/ngày.

Liều lượng sử dụng cho bệnh nhân loét dạ dày do thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

  • Sử dụng trong vòng tối đa 6 tháng. Uống 20mg đến 40mg, dùng 1 lần/ngày.
  • Sử dụng trong vòng 6 tháng. Uống 24,65mg đến 49,3mg, dùng 1 lần/ngày.

Liều dùng cho người mắc chứng Hội chứng Zollinger-Ellison

  • Uống 2 lần/ngày cho liều khởi đầu. Dùng 40mg thuốc mỗi lần
  • Uống 2 lần/ngày cho liều duy trì. Dùng 49,3 mg thuốc mỗi lần.

Liều dùng dành cho người mắc bệnh tăng tiết axit dịch vị

  • Uống 2 lần/ngày cho liều khởi đầu. Dùng 40mg thuốc mỗi lần
  • Uống 2 lần/ngày cho liều duy trì. Dùng 49,3 mg thuốc mỗi lần.

Liều dùng dành cho người dự phòng loét tá tràng

  • Liều đầu: Truyền tĩnh mạch trong hơn 30 phút, dùng 80mg/ giờ truyền.
  • Sau đó sử dụng liều duy trì: Truyền tĩnh mạch liên tục trong 3 ngày giờ (bao gồm liều đầu 30 phút cộng với 7,5 giờ truyền tĩnh mạch liên tục), dùng 8mg/ giờ truyền..

Liều dùng thuốc Esomeprazole đối với trẻ em

Liều dùng dành cho trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

  • Trẻ từ 1 đến 11 tuổi: Sử dụng trong 8 tuần, mỗi ngày uống 1 lần, dùng 10mg.
    (Chú thích: Liều hơn 1 mg/kg/ngày chưa được nghiên cứu)
  • Trẻ từ 12 đến 17 tuổi: Sử dụng trong 4 tuần, mỗi ngày uống 1 lần, dùng 20mg.
  • Với lứa tuổi trẻ dưới 1 tuổi thì hiện chưa có công bố về liều lượng sử dụng thế nên bạn chỉ sử dụng cho trẻ nếu có chỉ định từ các bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng cho trẻ vì sẽ tiềm tàng nhiều nguy hiểm.

Liều dành cho trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản và ăn mòn thực quản

thuốc Esomeprazole
Liều dùng khi sử dụng thuốc Esomeprazole cho trẻ em là gì?

Đường truyền tĩnh mạch:

  • Trẻ từ 1 tháng đến nhỏ hơn 1 tuổi: Truyền trong 10 – 30 phút. Dùng 0,5 mg/kg truyền tĩnh mạch.
  • Trẻ từ 1 đến 17 tuổi và nhẹ hơn 55 kg: Truyền trong 10 – 30 phút. Dùng 10mg truyền tĩnh mạch.
  • Trẻ từ 12 đến 17 tuổi và hơn 55 kg: Truyền tĩnh mạch trong thời gian 10 -30 phút. Dùng 20mg.
  • Lưu ý: Trẻ hơn 1 tháng không nên sử dụng khi chưa có chỉ định từ những người có chuyên môn.

Đường uống:

  • Trẻ từ 1 đến 11 tuổi: dùng trong 8 tuần, sử dụng mỗi ngày 1 lần, uống 10 mg.

– Nhẹ hơn 20 kg: 10mg 1 lần/ngày.
– Từ 20 kg trở lên: 10mg hoặc 20mg 1 lần/ngày.

  • Trẻ từ 12 đến 17 tuổi: dùng trong 4 – 8 tuần, sử dụng 1 lần/1 ngày, uống 20 – 40mg.

Liều dùng cho trẻ bị ăn mòn dạ dày do GERD qua trung gian axit

  • Trẻ từ 1 tháng

– ít hơn 1 tuổi: thời gian điều trị lên đến 6 tuần;
– 3 kg – 5 kg: 2.5 mg 1 lần/ngày.
– Hơn 5 kg đến 7.5 kg: 5 mg 1 lần/ngày.
– Hơn 7.5 kg đến 12 kg: 10 mg 1 lần/ngày.

  • Trẻ từ 1 tuổi trở lên: Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác si, dược sĩ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Esomeprazole

Các triệu chứng dễ xảy ra và cũng dễ nhận biết: Nhức đầu, buồn nôn, khô, đắng miệng không muốn ăn, đau dạ dày, buồn ngủ…

Bên cạnh đó thuốc Esomeprazole cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn: động kinh co giật, tiêu chảy nước hoặc có máu, đau cơ, yếu cơ có cảm giác không còn sức lực, tim đập nhanh hoặc không đều, chóng mặt, rối loạn trí nhớ…

Hãy hỏi bác sĩ ngay nếu bạn thấy bất cứ các tác dụng phụ nào kể cả nghiêm trọng hay không nghiêm trọng. Hoặc nhờ tới sự tư vấn của các dược sĩ nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về thuốc Esomeprazole

4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Esomeprazole

Vì thuốc này có bào chế ở dạng viên nên sẽ rất dễ hóc khi sử dụng cho đối tượng là người già và trẻ nhỏ, bạn hết sức lưu ý điều này.

Thuốc chống chỉ định dùng cho những phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Những trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất cứ vấn đề nào về sức khỏe như: bạn từng bị magie máu thấp hoặc bị bệnh thận, gan…

Nhằm đảm bảo công dụng tốt nhất của thuốc, thì người bệnh nên uống đúng theo đơn của bác sĩ, chữ không được tự ý thay đổi liều lượng, hay ngừng sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định.

Tất cả thông tin về liều dùng thuốc Esomeprazole do các giảng viên Cao đẳng Dược Đắk Lắk – Trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo thêm, tuyệt đối không dùng để thay thế những chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

https://credit-n.ru/order/zaim-cashpoint.html

Để lại một bình luận