- Tìm hiểu về Thuốc Ciprofloxacin
- Thuốc Meloxicam dùng để giảm đau, chống viêm sử dụng như thế nào?
- Thuốc Azithromycin là thuốc gì?
Thuốc Loperamide thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa.
Dạng thuốc: Dung dịch uống, viên nén, viên nang cứng.
Thành phần: Loperamid hydrochloride
1. Tác dụng của thuốc Loperamide
Loperamide có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hoá và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Với cơ chế này, thuốc còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột, do đó làm giảm sự mất nước và điện giải, làm giảm lượng phân. Vì thế, Loperamide được chỉ định để chữa triệu chứng các trường hợp tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân và một số tình trạng tiêu chảy mãn tính.
Thuốc Loperamid dùng để điều trị và kiểm soát tiêu chảy cấp không có biến chứng hay tiêu chảy mãn tính do viêm ruột. Thuốc cũng làm giảm thể tích chất thải sau thủ thuật mở thông hồi tràng, đại tràng. Khi bị tiêu chảy bệnh nhân không nên tùy ý uống thuốc mà hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và điều trị đúng cách.
2. Liều dùng và cách sử dụng
Liều dùng đối với người lớn
Liều dùng để điều trị bệnh tiêu chảy mãn tính
Dạng viên nén, viên nang và dạng lỏng: Thời gian điều trị lâm sàng thường được quan sát cải thiện trong vòng 10 ngày. Nếu liều tối đa 16 mg trong 10 ngày không cải thiện lâm sàng, các triệu chứng sẽ không đảm bảo được kiểm soát nếu uống thêm. Dùng liều khởi đầu, trong vòng 24 giờ, dùng tối đa 16mg, uống 4 mg uống một lần kèm theo 2mg sau mỗi lần đi phân lỏng. Sau đó dùng liều duy trì: trung bình mỗi ngày là 4-8 mg.
Liều dùng để điều trị bệnh tiêu chảy cấp tính
Dạng viên nén nhai: Dùng liều khởi đầu, trong vòng 24 giờ không quá 8mg, uống 4 mg sau lần đi phân lỏng đầu tiên. Sau mỗi lần đi phân lỏng sử dụng liều duy trì 2mg.
Dạng viên nén, viên nang và dạng lỏng: Thời gian quan sát là 48 giờ. Dùng liều khởi đầu, liều dùng trong vòng 24 giờ không quá 16mg. Uống 4 mg sau lần đi phân lỏng đầu tiên. Sau mỗi lần đi phân lỏng đó sử dụng liều duy trì 2mg.
Liều dùng đối với trẻ em
Liều dùng để điều trị bệnh tiêu chảy cấp tính
Với trẻ từ 3-6 tuổi (13-20 kg): Nhóm tuổi này chỉ nên sử dụng thuốc dạng lỏng.
- Liều khởi đầu trong ngày đầu tiên uống 1 mg uống 3 lần/ngày. Sau đó liều duy trì dùng 0,1 mg/kg/liều sau mỗi lần đi phân lỏng, nhưng liều tối đa không vượt quá 1mg.
Với trẻ từ 6-8 tuổi (20-30 kg):
Dạng viên nén, viên nang và dạng lỏng:
- Liều khởi đầu: Trong ngày đầu tiên, uống 2 mg 2 lần/ngày. Sau mỗi lần đi phân lỏng đó sử dụng liều duy trì: dùng 0,1 mg/kg/liều, nhưng lưu ý không vượt quá liều khởi đầu
Dạng viên nén nhai:
- Liều khởi đầu: dùng 2 mg uống sau lần đi phân lỏng đầu tiên. Sau đó sử dụng liều duy trì: Trong 24 giờ, dùng 1 mg uống sau mỗi lần đi phân lỏng tiếp theo, nhưng không vượt quá 4 mg.
Với trẻ từ 8-12 tuổi (nặng hơn 30 kg):
Dạng viên nén, viên nang, và dạng lỏng:
- Liều khởi đầu: dùng 2 mg uống 3 lần/ngày trong ngày đầu tiên. Sau đó sử dụng liều duy trì: dùng 0,1 mg/kg/liều sau mỗi lần đi phân lỏng, nhưng lưu ý không vượt quá liều khởi đầu.
Dạng viên nén nhai:
- Liều ban đầu: dùng 2 mg, uống sau lần đi phân lỏng đầu tiên. Sau đó sử dụng liều duy trì: trong 24 giờ, dùng 1 mg uống sau mỗi lần đi phân lỏng tiếp theo, nhưng không vượt quá tối đa 6 mg.
Với trẻ từ 12-18 tuổi
Dạng viên nén, viên nén nhai, viên nang và dạng lỏng:
- Liều khởi đầu: dùng 4 mg sau lần đi phân lỏng đầu tiên. Sau đó sử dụng liều duy trì: trong 24 giờ, dùng 2 mg sau mỗi lần đi phân lỏng tiếp theo, nhưng không quá vượt 8 mg.
Hiện nay, chưa có công bố về liều dùng dành cho trẻ dưới 2 tuổi. Bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc cho trẻ, trừ khi có chỉ định hoặc tư vấn từ bác sĩ.
Cách sử dụng
Bạn cần uống thuốc sau mỗi lần đi phân lỏng. Liều dùng thì nên dựa trên tình trạng sức khỏe và đáp ứng với điều trị. Liều dùng đối với trẻ em thì nên dựa trên độ tuổi và cân nặng.
Trong 24 giờ, người lớn không nên sử dụng nhiều hơn 8mg nếu tự điều trị hoặc nhiều hơn 16mg nếu theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn sử dụng viên nén thì hãy uống thuốc khi đói bụng và có thể nhai, nhai kỹ viên nén trước khi nuốt để thuốc phát huy hết tác dụng.
Lau khô tay trước khi mở gói viên nén hòa tan nhanh để lấy viên thuốc ra mà không bị hỏng. Bạn đặt viên nén ở trên lưỡi, nuốt nước bọt nếu nó đã hòa tan hoàn toàn. Không nên nghiền nhỏ, hoặc làm vỡ thuốc trước khi dùng.
Sau khi sử dụng thuốc 2 ngày mà tình trạng tiêu chảy không được cải thiện hoặc trở nên xấu hơn hay thậm chí bạn có các triệu chứng mới thì nên báo ngay cho các bác sĩ, dược sĩ biết. Tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn, bạn bị sốt, có máu trong phân, dạ dày hoặc bụng cảm thấy đầy hơi một cách khó chịu thì bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
3. Tác dụng phụ không mong muốn
Các tác dụng có thể xảy ra
- Đau bụng hoặc đầy hơi.
- Tiêu chảy xấu đi ra nước hoặc có máu.
- Sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, nóng trong mắt, đau da, kèm theo phát ban da đỏ hoặc tím, lan rộng gây ra phồng rộp và tróc da.
- Chóng mặt.
- Buồn ngủ, cảm giác mệt mỏi.
- Táo bón.
- Phát ban da hoặc ngứa nhẹ, nổi mề đay.
Có bất cứ thắc mắc nào về tác dụng phụ của thuốc bạn hãy hỏi, tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, những người có năng lực chuyên môn để được giải đáp kịp thời.
4. Tương tác thuốc
Một số loại thuốc nếu sử dụng chung có thể xảy ra tương tác. Cụ thể thuốc Loperamide tương tác với những loại thuốc: Eliglustat, Lomitapide, Nilotinib, Saquinavir, Itraconazole…
Trong quá trình sử dụng thuốc Loperamide có thể có những loại thuốc sẽ xảy ra tương tác với nhau làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc tăng nguy cơ gây ra các tác dụng phụ. Vì thế bạn cần hết sức lưu ý hãy liệt kê những loại thuốc bạn đang dùng và hỏi ý kiến bác sĩ vì biết đâu thuốc bạn đang sử dụng lại nằm trong danh sách những thuốc tương tác với Loperamide.
5. Thận trọng khi sử dụng trong các trường hợp
Người bị bệnh viêm loét đại tràng cấp hoặc viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh phổ rộng: Phải ngưng dùng thuốc ngay khi táo bón, căng chướng bụng hay có dấu hiệu bán tắc ruột tiến triển.
Trẻ em dưới 12 tuổi và người già
Chức năng gan bị suy giảm: Vì nếu sử dụng sẽ dẫn đến quá liều do thuốc tích lũy và không thải trừ qua gan.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Kiết lỵ: Hỏi ý kiến bác sĩ và thận trọng khi dùng thuốc vì có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
Tất cả thông tin về Thuốc Loperamide trường Cao Đẳng Bách Khoa Tây Nguyên chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo thêm. Bạn có thắc mắc gì nên hỏi trực tiếp các bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn và giải đáp. Sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ để quá trình sử dụng thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.
https://credit-n.ru/order/zaymyi-e_zayom-leads.html