1. Tai biến mạch máu não là gì? Nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) là sự gián đoạn quá trình cung cấp máu và oxy đến phần não, làm các tế bào này chết đi. Hậu quả của cơn tai biến rất nguy hiểm có thể gây tử vong cho người bệnh hoặc để lại các di chứng nặng nề như liệt vận động, mất khả năng ngôn ngữ, suy giảm trí nhớ, không có năng nhận thức..
Tai biến mạch máu não nặng hay nhẹ phụ thuộc vào kích thước vùng não bị tổn thương. Một số người hồi phục hoàn toàn sau đột quỵ, nhưng hơn 2/3 số người sống sót sau cơn đột quỵ sẽ phải chấp nhận vài di chứng. Ví dụ: một người bị cơn đột quỵ ngắn chỉ gặp những vấn đề nhỏ như yếu tạm thời vùng cánh tay hoặc một bên chân. Những người bị đột quỵ nghiêm trọng có thể bị tê liệt vĩnh viễn ở một bên cơ thể hoặc mất khả năng nói.
Tai biến mạch máu não có hai dạng là nhồi máu não, xuất huyết não. Đột quỵ xuất huyết não là do mạch máu nào bị vỡ. Đột quỵ nhồi máu não là tình trạng tắc mạch máu lên não do bị chặn bởi cục máu đông. Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng trong hai loại đột quỵ thì đột quỵ xuất huyết não thường dẫn đến tử vong cao hơn.
Các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não bao gồm
Các yếu tố do lối sống
- Không hoạt động thể chất. lười vận động
- Sử dụng chất kích thích
- Uống nhiều bia, rượu, nước ngọt có ga
- Thừa cân, béo phì
Yếu tố sức khỏe
- Huyết áp cao hơn 120/80 mmHg (vượt ngưỡng bình thường)
- Bệnh tim mạch, bao gồm bệnh suy tim, dị tật tim, nhịp tim bất thường
- Cholesterol cao cũng có thể kéo theo huyết áp tăng cao bất thường
- Bệnh tiểu đường
- Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc
- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình đột quỵ, đau tim hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua
Các yếu tố khác có thể liên quan đến đột quỵ
- Những người trẻ tuổi có thể ít bị hơn, thường thì những người trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ mắc tai biến cao hơn.
- Phụ nữ thường bị đột quỵ khi tuổi đã cao, đàn ông thì hay bị tai biến hơn vì đàn ông thường xuyên sử dụng các chất kích thích. Tuy nhiên, khả năng phục hồi thì ngược lại, sau đột quỵ ở nữ giới thấp hơn và khi cơ tử vong vì đột quỵ lại cao hơn nam giới.
- Sử dụng thuốc ngừa thai hoặc liệu pháp hormone bao gồm estrogen, cũng như tăng nồng độ estrogen từ khi mang thai và sinh con.
2. Các bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não
+ Bài tập sử dụng một tay
Từ tuần thứ 2 – thứ 6 sau khi đột quỵ, bệnh nhân tổn thương nhẹ hoặc trung bình có thể thực tập dùng một tay để thực hiện các công việc hằng ngày như mặc quần áo, đi vệ sinh, tắm rửa. Việc tập luyện phải được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay khi bệnh nhân có thể tự di chuyển tay dù chỉ một ít vì nếu tay không di chuyển được trong vòng 6 tuần đầu, cơ hội hồi phục hầu như rất thấp. Vì vậy, thời gian này, bệnh nhân cần tập 3 – 6 giờ/ ngày các động tác như co duỗi cơ, duỗi và gấp tay.
+ Tập nói
Khoảng 20% bệnh nhân tai biến mạch máu não bị mất tiếng nói. Trong 3 tháng đầu tiên, bệnh nhân cần được điều trị và tập luyện để khôi phục. Người nhà bệnh nhân hãy khuyến khích họ tập nói những câu từ đơn giản như đếm số, bảng chữ cái, đọc ngày tháng, sau đó tăng độ khó lên bằng cách mô tả đồ vật xung quanh hoặc tập đọc đoạn văn từ ngắn đến dài dần. Để tăng khả năng hồi phục, bệnh nhân cần luyện nói khoảng 40 – 100 giờ trong vòng 3 tháng đầu.
Bài tập đứng và đi bộ
Các bệnh nhân bị tai biến mạch máu não đều mong muốn có thể tự đi bộ. Để thực hiện được việc này, bệnh nhân cần tập luyện từng bước như tập co chân khi còn ở viện, tập đứng, sau đó tập đi bộ. Để phục hồi các khả năng vận động và chức năng ở vị thế đứng, người nhà có thể hỗ trợ bệnh nhân thực hành 5 tư thế sau:
- Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân: Người nhà có thể giúp bệnh nhân đứng tựa nhẹ vào mép bàn, đặt hai bàn chân ở vị trí ngang nhau và cách nhau khoảng 15 – 20 cm, dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân. Sau đó, bệnh nhân hãy chuyển trọng lượng lần lượt từ chân này sang chân kia, mỗi chân giữ vài giây rồi lặp lại như vậy.
- Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân: Hướng dẫn bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng 2 bên, 2 tay thả lỏng bản thân. Khi đã có thể đứng thẳng, bệnh nhân có thể thực hiện tiếp tư thế này. Bắt đầu ở tư thế đứng thẳng, hai bàn chân vẫn cách nhau khoảng 15 – 20 cm, hai tay xuôi theo thân, trọng lượng chia đều hai bên chân. Sau đó, bệnh nhân hãy trụ bằng chân trái, dạng chân phải và nhấc lên khỏi sàn nhà, rồi đổi bên. Người nhà nên đứng bên liệt của bệnh nhân để có thể đỡ và hỗ trợ khi cần thiết.
- Tập đứng thăng bằng: Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng, trọng lượng đều hai chân, bệnh nhân hãy quay đầu nhìn ra sau vai ở lần lượt hai bên, sau đó thực hiện tiếp các động tác như: cúi đầu, ngửa đầu, nghiêng người, đưa hai tay lên qua đầu, đưa hai tay sang phải rồi sang trái. Khi đã đứng vững, bệnh nhân tai biến mạch máu não cần tập đi bộ ít nhất 15 phút mỗi ngày. Đây là bài tập không khó để thực hiện. Nếu bệnh nhân còn yếu, bạn hãy đỡ người bệnh đứng thẳng, cân xứng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân và giữ thăng bằng.
- Tập co, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt: Bài tập này tập trung vào khớp háng. Bạn hãy để người bệnh dồn toàn bộ trọng lượng lên chân không bị liệt ở phía trước, sau đó yêu cầu bệnh nhân tập gấp và duỗi khớp háng cũng như khớp gối bên chân liệt. Lưu ý, chỉ nâng gót bên liệt (không nhấc cả bàn chân) lên khỏi sàn.
Lưu ý khi tập luyện cho người bệnh sau tai biến
Những bệnh nhân bị liệt nửa người thì nên tập những động tác hỗ trợ như tự chuyển từ giường sang xe lăn hoặc các kỹ năng dùng một tay. Những bệnh nhân bị liệt nửa người thì nên tập những động tác hỗ trợ như tự chuyển từ giường sang xe lăn hoặc các kỹ năng dùng một tay.Tùy vào tình trạng và mức độ liệt của bệnh nhân mà kết quả phục hồi sẽ khác nhau.
Để bệnh nhân tai biến mạch máu não phục hồi nhanh chóng, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, người nhà cũng cần chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng, không để người bệnh dùng thức ăn lên men, chế biến sẵn hay gây kích thích như gia vị cay nóng, trà, cà phê. Thức ăn của bệnh nhân cần giảm muối, chế biến lỏng, mềm và dễ tiêu hóa.
Bệnh nhân có thể tập luyện ở nhà mà không cần phải vào bệnh viện hay các trung tâm phục hồi chức năng vì bài tập có thành công hay là nhờ vào cường độ và tần suất thực hiện chủ động của bệnh nhân điều quan trọng là ở ý chí và tinh thần của mỗi người. Bệnh nhân tai biến mạch máu não tập luyện ít nhất 16 giờ/ tuần để có kết quả hồi phục tốt hơn những bệnh nhân chỉ tập vài giờ/ tuần.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bệnh nhân tai biến và người nhà có thêm thông tin bổ ích cho quá trình tập luyện phục hồi sức khỏe hiệu quả.
https://credit-n.ru/offer/kredit-nalichnymi-bank-moskvyi.html