- Cách sử dụng thuốc Imodium như thế nào?
- Thuốc Sulpiride điều trị bệnh gì?
- Những thông tin về thuốc Tetracycline
Thuốc Metasone thuộc nhóm thuốc Hocmon, nội tiết tố. Thuốc được sản xuất tại đất nước Ấn Độ bởi công ty Brawn Laboratories., Ltd
Dạng bào chế: Viên nén.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
Thành phần: Betamethasone. Tá dược: Colloidal Anhydrous Silica, Purified warter, Lactose, Magnesium Stearate, Povidone, Starch for paste, Purified Talc.
1. Tác dụng của thuốc Metasone
Thuốc Metasone hoạt động bằng cách hoạt động bên trong tế bào để ngăn chặn việc giải phóng một số hóa chất quan trọng trong hệ miễn dịch. Điều này giúp kiểm soát một số lượng lớn các trạng thái bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm quá mức.
Thuốc có tác dụng dùng trong điều trị hen phế quản, các phản ứng quá mẫn nặng, bệnh bạch cầu lympho và bạch cầu cấp, phản vệ, bệnh crohn, viêm khớp dạng thấp, các bệnh da, bao gồm bệnh Pemphigus vulgaris, bỏng rộp pemphigus và viêm mủ da hoại thư, viêm đa khớp, các bệnh viêm da, viêm thận kê cấp, viêm ruột kết dạng loét, Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh cơ liên kết hỗn hợp (ngoại trừ xơ cứng hệ thống), bệnh sacorid, viêm tim do thấp, thiếu máu tan huyết (bệnh tự miễn), lympho ác tính, ban xuất huyết giảm tiểu cầu đặc ứng, ức chế miễn dịch trong cấy ghép.
2. Cách dùng và liều lượng sử dụng
Liều lượng sử dụng thuốc trong điều trị ngắn ngày
Trong vài ngày đầu bạn uống 2 – 3ml/ngày. Sau khoảng 2 – 5 ngày giảm liều lượng so với trước 0,25 – 0,5mg. Tùy vào tình trạng cơ thể mà bác sĩ sẽ điều chỉnh cho phù hợp.
Liều lượng sử dụng cho các bệnh khác
Từ 1 – 3 tuần, mỗi ngày dùng 1,5 – 5mg, sau 3 tuần sẽ giảm liều xuống liều tối thiểu để thuốc duy trì hiệu quả tốt nhất.
Chỉ sử dụng liều lớn hơn khi thực sự cần thiết hoặc cho các bệnh mô liên kết và mô hỗn hợp, viêm loét đại tràng.
Đối với trẻ em bạn có thể sử dụng tỷ lệ liều lượng người lớn: 12 tuổi sử dụng 75% so với liều của người lớn, 7 tuổi sử dụng 50% so với liều của người lớn, và với trẻ 1 tuổi thì sử dụng 25% so với liều của người lớn. Trẻ em dưới 1 tuổi chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ.
3. Tác dụng phụ của thuốc
Khi có dấu hiệu của tác dụng phụ dưới đây bạn nên đến ngày bệnh viện để chữa trị kịp thời, tránh để lâu gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Loét hoặc nhiễm trùng trong cổ họng.
- Xuất hiện mụn trứng cá, bầm tím, vết rạn da, tăng tiết mồ hôi, thay đổi sắc tố da, nổi mề đay.
- Rối loạn giấc ngủ, mất trí nhớ, lú lẫn.
- Có các triệu chứng về mắt, chẳng hạn như tăng áp lực trong mắt (bệnh nhân tăng nhãn áp), đục thủy tinh thể.
- Loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
- Teo da loãng xương, yếu cơ.
- Rối loạn kinh nguyệt.
4. Tương tác thuốc
- Quá trình sử dụng thuốc Metasone cùng lúc với các loại thuốc khác thì rất có thể sẽ xảy ra tương tác thuốc. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc tốt nhất bạn nên liệt kê tất cả những loại thuốc bạn đang sử dụng đưa cho bác sĩ, dược sĩ xem từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định về liều lượng sử dụng phù hợp.
- Trong thành phần thuốc Metasone có Betamethasone, thành phần này có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do đó nếu khi bạn đang sử dụng thuốc trị đái tháo đường nhằm hạ đường huyết thì sẽ gây ra phản ứng phụ. Nếu như vậy người mắc tiểu đường cần tăng liều Insulin hoặc thuốc trị đái tháo đường.
- Thuốc Metasone khi sử dụng cùng với các thuốc chống viêm không steroid (như ibuprofen, diclofenac, naproxen) thì có nguy cơ tăng tác dụng phụ trên đường ruột cho người sử dụng.
- Các loại thuốc có thể thải trừ Betamethasone khỏi cơ thể làm giảm tác dụng của thuốc Metasone: barbiturates (ví dụ như amobarbital, phenobarbital), carbamazepine, phenytoin, primidone, rifabutin, rifampicin, hiệu quả của corticosteroid có thể giảm trong 3-4 ngày sau khi sử dụng mifepristone.
- Thuốc Metasone sẽ hạ mức độ kali trong máu xuống thấp nếu bạn sử dụng kết hợp với những loại thuốc: Acetazolamide, amphotericin, chất chủ vận beta (ví dụ: salbutamol, salmeterol, terbutaline), carbenoxolone, Thuốc lợi tiểu mất kali (ví dụ furosemide, bendroflumethiazide), theophylline.
5. Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc Metasone
Để đảm bảo an toàn của thuốc thì bạn sử dụng thuốc với liều nhỏ nhất mà đảm bảo tác dụng và trong thời gian ngắn nhất có thể. Lưu ý khi ngừng sử dụng thuốc thì bạn cần phải giảm từ từ liều dùng xuống chứ không được giảm đột ngột.
Những trường hợp không nên dùng thuốc: Người dị ứng với các thành phần của thuốc, bệnh nhân nhiễm nấm, bệnh tâm thần, mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ mang thai và cho con bú…
Corticorsteroid có thể làm ức chế khả năng miễn dịch của cơ thể, làm suy giảm khả năng chống chịu với nhiễm khuẩn, có thể gây chậm lớn ở trẻ em và trẻ nhỏ.
Sử dụng thuốc cho trẻ em nên có sự giám sát của người lớn và tốt nhất là dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Những thông tin quan trọng về thuốc Metasone để các bạn tham khảo. Hãy thường xuyên cập nhật các bài viết của Trường Cao đẳng Bách Khoa Tây Nguyên để bổ sung thêm kiến thức về sức khỏe và giáo dục.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và đón đọc!
https://credit-n.ru/order/kreditnye-karty-sovkombank-halva.html