Thuốc Enterogran thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa.

Dạng bào chế: Gói.

Thành phần: Thuốc Enterogran có chứa thành phần chính là Bacillus Clausii, các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc.

1. Công dụng của thuốc Enterogran

thuốc Enterogran
Thuốc Enterogran giúp cho hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh

Thuốc Enterogran là thuốc hỗ trợ đường tiêu hóa có tác dụng

  • Giúp cân bằng lợi khuẩn đường ruột, do bạn sử dụng nhiều kháng sinh, và giúp bạn cải thiện triệu chứng tiêu chảy do ngộ độc.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh lý rối loạn tiêu hóa cấp – mãn tính.
  • Tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Kích thích nhu động ruột khiến trẻ có cảm giác thèm ăn.

Chỉ định dùng trong các trường hợp

Điều trị hỗ trợ để phục hồi khí khuẩn đường ruột bị ảnh hưởng khi dùng thuốc kháng sinh hoặc hóa trị liệu.

Rối loạn tiêu hóa cấp và mãn tính ở trẻ em do nhiễm độc hoặc rối loạn đường ruột và kém hấp thu vitamin.

2. Liều dùng và cách sử dụng

Cách sử dụng

  • Dùng bột thuốc để pha với nước đun sôi để nguội. Tỷ lệ thuốc và nước pha như thế nào cần phải đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì.
  • Trước khi pha thuốc, phụ huynh cần rửa tay thật sạch và chuẩn bị một cốc nước đun sôi để nguội, để tránh nhiễm khuẩn vào dung dịch thuốc sắp pha. Dụng cụ pha thuốc (thìa, cốc) cũng cần phải sạch sẽ.
  • Không nên pha thêm đường hoặc các chất làm ngọt khác vì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt tính của thuốc.
  • Uống trước bữa ăn 30 phút.
  • Lưu ý, thuốc bột đã pha với nước nên dùng ngay. Nếu uống 1 liều chưa hết thì phần còn lại để vào tủ lạnh rồi uống tiếp nhưng không được để quá 24 giờ sau khi hòa nước. Tốt nhất là pha liều nào uống hết liều đó, tránh để lại. Luôn luôn tuân thủ liều dùng được quy định trên tờ hướng dẫn sử dụng và theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

Liều lượng sử dụng

Liều dùng thông thường đối với trẻ em

Mỗi ngày uống 1 – 2 lần, sử dụng 1 gói/lần.

Liều dùng cho trẻ em bị tiêu chảy, phân sống

Dùng 3 gói/ ngày, mỗi lần 1 gói. Ở mỗi lần uống cách nhau 3 – 4 giờ.

Liều dùng cho người lớn

Dùng 3 – 4 gói/ ngày. Mỗi lần uống 1 gói.

3. Tác dụng phụ

Hiện chưa có công bố về tác dụng phụ của thuốc Enterogran. Nhưng bạn cũng cần để ý sức khỏe trong quá trình sử dụng thuốc. Hoặc bạn có thể báo cho các bác sĩ, dược sĩ biết ngay khi xuất hiện những biểu hiện lạ.

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Enterogran

  • Khi  bạn đang sử dụng kháng sinh để điều trị, nên uống thuốc này xen kẽ vào các khoảng thời gian dùng kháng sinh.
  • Tốt nhất là không nên dùng thuốc Enterogran trong thời kỳ mang thai hoặc đang cho con bú vì có thể nó sẽ gây hại cho thai nhi và trẻ nhỏ. Trong trường hợp bắt buộc cần dùng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng.
  • Thận trọng dùng với người cao tuổi vì độ nhạy cảm với thuốc ở đối tượng này có thể lớn hơn với người bình thường.
  • Cần thông báo đầy đủ cho bác sĩ hoặc dược sĩ về tình trạng của bản thân như tình trạng bệnh hiện tại, tiền sử bệnh, dị ứng, mang thai, cho con bú….
  • Thức ăn, rượu bia và thuốc lá có thể tương tác với thuốc. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu, bia và các chất kích thích khác.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì để có phương pháp bảo quản thuốc phù hợp.
  • Để thuốc xa tầm với của trẻ em. Trước khi dùng thuốc bạn hãy kiểm tra lại hạn sử dụng ghi trên vỏ sản phẩm.

5. Những thói quen giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh

Thuốc Enterogran
Bổ sung chất xơ hàng ngày rất tốt cho hệ tiêu hóa

Bổ sung chất xơ mỗi ngày

Để có được 20-35 gam chất xơ cơ thể cần mỗi ngày, bạn nên chọn các loại rau quả và trái cây như quả anh đào, nho, ớt chuông giòn, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt cây Một chế độ ăn nhiều chất xơ giúp bạn tránh xa chứng táo bón và ngăn ngừa hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu hóa khác như bệnh trĩ.

Tích cực vận động, tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và một cơ thể cân đối với cân nặng phù hợp là điều kiện rất quan trọng để duy trì sức khỏe cho hệ tiêu hóa của bạn. Luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho nhu động ruột tốt hơn, thức ăn được di chuyển dễ dàng xuống ống tiêu hóa.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Chất lỏng cũng có nhiều trong thực phẩm vì vậy không cần phải uống 8 ly nước/ngày. Uống một ly nước trước hoặc sau bữa ăn chính khoảng 60 phút là thói quen tốt, sẽ hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt, với những người muốn giảm cân thì uống nước trước bữa ăn sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn được nạp vào cơ thể.

Ăn các loại chất béo có lợi

Nhìn chung, các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo có xu hướng làm chậm quá trình tiêu hóa, làm cho bạn dễ bị táo bón. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng, chất béo cũng rất cần thiết cho cơ thể vì đây cũng là một chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.

Ăn uống điều độ, đúng giờ

Chế độ ăn uống hàng ngày nên đủ 3 bữa và đúng giờ Với bữa ăn sáng, bạn nên ăn sau 7 giờ vì lúc này ruột mới hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. Bữa ăn trưa nên là giờ thư giãn tránh xa các chủ đề căng thẳng trong công việc. Tối ăn gọn nhẹ, nạp năng lượng trước giờ ngủ ít nhất 2 tiếng. Thời gian dùng bữa phải duy trì đều đặn, tránh lúc ăn sớm, khi ăn trễ; lúc ăn nhiều, khi lại bỏ bữa. Nếu duy trì được như vậy, hiếm khi bệnh đau dạ dày viếng thăm bạn. Điều này cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa không phải làm việc quá tải.

Thuốc Enterogran
Cần tập cho mình thói quen ăn điều độ, đúng giờ

Bổ sung những vi khuẩn lành mạnh tốt cho đường tiêu hóa

Probiotics là những vi khuẩn lành mạnh có sẵn trong đường tiêu hóa của bạn. Chúng giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách chống lại những ảnh hưởng xấu của các thực phẩm không lành mạnh hay các loại thuốc như thuốc kháng sinh.

Bổ sung lợi khuẩn (Probiotics) là cách hiệu quả tăng lợi khuẩn, kiềm chế hại khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm bệnh tiêu hóa. Những thực phẩm tự nhiên giàu probiotics gồm sữa chua, dưa muối, pho mát… Nhiều nghiên cứu cho biết probiotics cũng tốt cho những người bị tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột.

Tránh các thực phẩm gây hại cho đường tiêu hóa

Đồ cay chứa chất kích thích, có thể làm tê liệt hoạt động tiết dịch và men tiêu hóa, khiến thức ăn lâu tiêu. Dung nạp quá nhiều các loại ngũ cốc, lúa mạch giàu tinh bột cũng là gánh nặng cho hệ tiêu hoá, tích tụ lại dạ dày và gây nên cảm giác đầy bụng. Ăn nhiều đồ chua, nhất là lúc đói, có thể làm lượng acid dạ dày tăng lên đột ngột, gây xót ruột và trướng bụng.

Các dược sỹ Cao đẳng Dược Đắk Lắk – Trường Cao đẳng Bách Khoa Tây Nguyên đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin về thuốc. Ngoài ra nhà trường còn chia sẻ tới bạn những thói quen để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Tuy nhiên thông tin chỉ mang tính tham khảo không có tác dụng thay thế các chỉ định của những người có chuyên môn.

https://credit-n.ru/order/zaim-cashpoint.html

Để lại một bình luận