Thuốc Itametazin là thuốc thuộc nhóm chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn.

Dạng bào chế: Viên nén.

Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 7 viên

Thành phần: Mequitazine

1. Công dụng của thuốc Itametazin

Thuốc Itametazin có tác dụng chữa trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa hay quanh năm, viêm kết mạc dị ứng, mề đay tự phát, ngứa dị ứng mãn tính.

Chỉ định trong các trường hợp

  • Dị ứng đường hô hấp, cảm mạo, viêm mũi, dị ứng phấn hoa.
  • Dị ứng mắt: Viêm kết mạc, viêm kết mạc theo mùa.
  • Dị ứng da: viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh mạch, mề đay, eczema, ngứa.

2.  Hướng dẫn sử dụng và liều lượng sử dụng thuốc Itametazin

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống.

Thực hiện đúng theo chỉ dẫn trên bao bì thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không được tự ý sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định. 

Liều dùng

Liều dùng đối với người lớn

Mỗi ngày uống 2 lần, sử dụng 1 viên/lần.

Liều dùng đối với trẻ em trên 12 tuổi

Mỗi ngày uống 2 lần, sử dụng ½ viên/lần.

Liều dùng đối với trẻ em dưới 12 tuổi

Mỗi ngày chia làm 2 lần, sử dụng 0,25mg/kg/ngày.

3. Tác dụng phụ không mong muốn

Thuốc Itametazin
Thuốc Itametazin có thể gây buồn ngủ nên các bạn cần cân nhắc thời điểm dùng cho phù hợp

Thuốc nào trong quá trình sử dụng cũng có thể xảy ra các phản ứng phụ. Thuốc Itametazin cũng không ngoại lệ.

  • Một vài tác dụng phụ không quá nguy hiểm

Đau đầu, rối loạn tâm thần và các tác dụng ức chế muscarin như khô miệng, tăng tiết dịch đường hô hấp, mờ mắt, khó tiểu.

Mệt mỏi, chóng mặt, mất phối hợp, gây ức chế thần kinh trung ương gây buồn ngủ nhẹ cho tới buồn ngủ sâu.

  • Tác dụng phụ hiếm khi xảy ra phát ban, phản ứng quá mẫn, rối loạn máu, co giật, đổ mồ hôi, đau cơ, dị cảm, ù tai, hạ huyết áp, phản ứng dị ứng của da và nhạy cảm ánh sáng…

Khi sử dụng thuốc bạn nên thông báo cho bác sĩ khi gặp phải những tác dụng không mong muốn.

4. Thận trọng khi sử dụng

  • Thuốc Itametazin có thể gây ra tác dụng phụ buồn ngủ, khả năng mất tập trung khi lái xe hoặc đang vận hành máy móc. Do đó bạn cần chú ý.
  • Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trừ khi có sự chỉ định và giám sát trực tiếp của bác sĩ.
  • Những người dị ứng với bác cứ thành phần nào của thuốc. Bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ về tiền sử bạn dị ứng với thành phần thuốc nào để từ đó bác sĩ mới có chỉ định chính xác, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Itametazin có thể tương tác với những thuốc an dịu thần kinh trung ương, thuốc
    nhóm IMAO và rượu, bia. Hãy liệt kê những loại thuốc bạn đang sử dụng đưa cho bác sĩ, để phòng ngừa phản ứng tương tác thuốc có thể xảy ra khi đang sử dụng thuốc Itametazin.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
  • Để xa tầm tay trẻ em.
  • Thuốc này chỉ dùng theo sự kê đơn của bác sĩ.

5. Tìm hiểu về bệnh dị ứng mắt.

Có thể nhiều người sẽ ngạc nhiên khi thấy thuốc Itametazin điều trị dị ứng mắt. Vậy dị ứng mắt là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu dị ứng mắt là gì? Những cách có thể khắc phục dị ứng mắt như thế nào?

Dị ứng mắt hay còn gọi là viêm kết mạc dị ứng, xảy ra khi mắt phản ứng với các chất gây kích ứng. Đặc biệt những tháng mùa hè là những tháng đỉnh điểm của căn bệnh dị ứng mắt bởi lẽ các nguyên nhân như phấn hoa bụi cỏ, nấm mốc sẽ đạt độ ẩm cao nhất trong môi trường. Bên cạnh đó là nhiệt độ và độ ẩm dao động mạnh. Tất cả bệnh nhân đều khiếp sợ kiểu thời tiết trước cơn mưa hay những ngày nồm ẩm ướt bởi khi đó bệnh của họ sẽ tái phát.

Dị ứng mắt là tình trạng rất phổ biến, có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.

Thuốc Itametazin
Bệnh dị ứng mắt

Những biểu hiện của dị ứng mắt

Các biểu hiện phổ biến của dị ứng mắt: mí mắt bị sưng tấy hoặc sưng húp đặc biệt là và buổi sáng, chảy nước mắt, mắt đỏ hoặc hồng, mắt ngứa hoặc bỏng rát, gỉ xung quanh mắt.

Các biểu hiện này có thể xảy ra ở 1 mắt hoặc cả 2 mắt. Trong một số trường hợp bệnh nhân còn kèm theo các triệu chứng như: sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi.

Các biện pháp điều trị dị ứng mắt

Khi bị dị ứng mắt, việc đầu tiên cần làm là rửa mắt bằng nước lạnh, nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo. Chườm lạnh cũng là phương pháp hữu hiệu để giảm phù mi, giảm ngứa và kích thích do làm co mạch và ổn định màng tế bào có chức năng miễn dịch.

Bác sĩ nhãn khoa có thể cho dùng các thuốc nhỏ mắt thuộc nhóm co mạch, kháng histamin… Các thuốc này sẽ đẩy lui và giúp giảm nhanh các khó chịu tại mắt.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần phát hiện dị nguyên gây dị ứng để tránh tiếp xúc. Kính đeo các dạng tuy không ngăn cản triệt để được dị nguyên xâm nhập vào mắt, nhưng cũng giúp giảm đáng kể nguy cơ bị dị ứng và làm dịu các khó chịu tại mắt do dị ứng. Hãn hữu cũng gặp một số người bị dị ứng với chính gọng kính mà mình đang dùng, biểu hiện là đỏ da, mẩn ngứa, nổi mụn nước trên da mặt, da mi trùng với diện tiếp xúc của gọng kính và da.

Trên đây, thông tin đầy đủ về thuốc đã được Cao Đẳng Dược Đắk Lắk – Trường Cao Đẳng Bách Khoa Tây Nguyên chia sẻ. Các bạn có bất cứ thông tin nào thắc mắc về thuốc hãy hỏi trực tiếp bác sĩ để được giải đáp nhanh chóng và kịp thời. Những thông tin trên chỉ có tính chất tham khảo không có tác dụng thay thế chỉ định của những người có chuyên môn.

https://credit-n.ru/forex.html

Để lại một bình luận