Thuốc Meloxicam thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị bệnh Gout và các bệnh về xương khớp.

Dạng thuốc: Viên nén, viên nén bao phim, ống chứa dung dịch tiêm.

Thành phần: Meloxicam.

1. Tác dụng

thuốc Meloxicam
Thuốc Meloxicam có tác dụng gì?

Thuốc Meloxicam có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm và chống kết tập tiểu cầu. Tuy nhiên tác dụng hạ sốt kém nên Meloxicam chủ yếu dùng để giảm đau và chống viêm.

Thuốc còn có tác dụng trong việc điều trị viêm khớp, giảm đau, sưng hoặc cứng khớp. Đây là một loại thuốc kháng viêm không Steroid. Bên cạnh những tác dụng chính hỗ trợ điều trị các bệnh về khớp thì thuốc còn có tác dụng khác được dùng trong điều trị các cơn gout cấp tính.

2. Chỉ định dùng trong các trường hợp

Dạng viên: Điều trị các triệu chứng dài hạn các cơn viêm đau mãn tính trong viêm đau xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.

Dạng tiêm: Điều trị các triệu chứng ngắn hạn các cơn viêm đau cấp tính.

3. Liều lượng và cách sử dụng

Nếu bạn dùng Meloxicam bằng đường uống thường là 1 lần/ ngày cùng 1 ly nước đầy, tùy theo chỉ định của bác sĩ. Không nằm xuống sau khi uống thuốc ít nhất trong 10 phút.

Còn nếu bạn sử dụng thuốc Meloxicam dạng lỏng, bạn hãy lắc chai nhẹ nhàng trước mỗi khi sử dụng. Cần đo liều lượng chính xác để quá trình điều trị đạt kết quả tốt.

Khi sử dụng thuốc bạn thấy dạ dày khó chịu, bạn hãy dùng thuốc cùng thực phẩm, sữa, hoặc thuốc kháng axit. Không dùng quá 15mg mỗi ngày vì liều cao làm tăng nguy cơ loét/ chảy máu dạ dày. Liều lượng sử dụng được dựa trên tình trạng bệnh của bạn và khả năng đáp ứng điều trị.

Thời gian sử dụng Meloxicam có thể phải đến 2 tuần mới phát huy tác dụng. Nhưng bạn vẫn nên sử dụng thuốc thường xuyên để có hiệu quả cao nhất.

Hãy báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn ngày càng trở nên xấu hơn. Không nên ngưng dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

thuốc meloxicam
Liều dùng thuốc Meloxicam để điều trị bệnh viêm khớp?

Liều dùng đối với người lớn

  • Liều dùng cho người mắc bệnh về xương khớp

Liều khởi đầu: Uống 7,5mg/lần/ngày. Sau đó sử dụng liều duy trì cũng tương tự. Liều tối đa: Uống không quá 15mg/ngày.

  • Liều dùng cho người mắc bệnh viêm khớp

Liều khởi đầu: Uống 7,5mg/lần/ngày. Sau đó sử dụng liều duy trì cũng tương tự. Liều tối đa: Uống không quá 15mg/ngày.

Liều dùng đối với trẻ em

Liều dùng thông thường cho người bệnh viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên

Trẻ em nhỏ hơn hoặc bằng 2 tuổi dùng 0,125mg/kg/lần/ngày. Liều tối đa: Sử dụng không quá 7,5mg/ngày.

4. Tác dụng phụ

Hãy đến bệnh viện ngay lập tức hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào như: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

  • Bị đau ngực, suy nhược, khó thở, nói lắp và gặp các vấn đề về thị lực hoặc cân bằng.
  • Cảm thấy buồn nôn, đau bụng trên, ngứa, nổi mề đay, đắng miệng, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (hoặc mắt).
  • Phân màu đen, có máu, hoặc hắc ín.
  • Khó chịu dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi, ợ khí.
  • Có các triệu chứng ho ra máu hoặc nôn mửa giống như bã cà phê.
  • Bạn có thể bị sưng tấy hoặc tăng cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
  • Có biểu hiện phát ban da, bầm tím, ngứa dữ dội, tê, đau, yếu cơ.
  • Phản ứng da nặng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, nóng rát trong mắt, đau da, tiếp theo là tình trạng phát ban da đỏ hoặc màu tím lan, gây phồng rộp và bong tróc.
  • Cảm thấy chóng mặt, căng thẳng, đau đầu.
  • Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không đi tiểu.
  • Có biểu hiện chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng.

5. Tương tác thuốc

Bất kể thuốc nào khi sử dụng chung với nhau cũng có thể xảy ra tương tác. Thế nên bạn cần chú ý khi sử dụng.

Cụ thể với thuốc Meloxicam không nên phối hợp  với

  • Các thuốc kháng viêm không steroid khác: có thể làm tăng nguy cơ loét và xuất huyết tiêu hóa do tác dụng hiệp đồng.
  • Lithium: tăng nồng độ lithium trong huyết tương.
  • Thuốc chống đông máu, ticlopidine, heparin, thuốc tiêu huyết khối: làm tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung: các thuốc kháng viêm không steroid có thể làm giảm hiệu quả ngừa thai. 
  • Methotrexat: meloxicam làm tăng độc tính trên máu của methotrexat.

Cần thận trọng khi phối hợp với thuốc Meloxicam

  • Thuốc lợi tiểu: dùng chung với các thuốc kháng viêm không steroid có nhiều khả năng đưa đến suy thận cấp ở những bệnh nhân mất nước. Bệnh nhân dùng Meloxicam với thuốc lợi tiểu phải được bù nước đầy đủ và theo dõi chức năng thận trước khi điều trị.
  • Không thể loại trừ khả năng có thể xảy ra tương tác với các thuốc uống trị tiểu đường.
  • Cyclosporine: có thể làm tăng độc tính trên thận của cyclosporine. Trường hợp cần phối hợp, nên theo dõi chức năng thận. 
  • Thuốc trị cao huyết áp (chẹn bêta, ức chế men chuyển, giãn mạch, lợi tiểu): điều trị bằng kháng viêm không steroid có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp do ức chế tổng hợp các prostaglandine gây giãn mạch. 

6. Chống chỉ định

Các trường hợp chống chỉ định sử dụng

  • Tiền căn người bệnh có dị ứng với Meloxicam hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Loét dạ dày tiến triển.
  • Suy gạn nặng, suy thận nặng.
  • Có khả năng nhạy cảm chéo với acid acetylsalicylic và các thuốc kháng viêm không steroid khác.
  • Cholestyramine làm tăng đào thải meloxicam do hiện tượng liên kết ở ống tiêu hóa. 
  • Không dùng cho những bệnh nhân từng có dấu hiệu hen, polyp mũi, phù mạch hoặc nổi mề đay sau khi dùng acid acetylsalicylic hay các thuốc kháng viêm không steroid khác.

Các thông tin về liều dùng thuốc Meloxicam được giảng viên Cao đẳng Dược Dak Lak – Trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.

https://credit-n.ru/offer/kreditnye-karty-binbank.html

Để lại một bình luận